Phỏng vấn qua điện thoại là một phương pháp đang được nhiều công ty sử dụng. Vậy cách phỏng vấn này có những ưu điểm gì mà trở nên phổ biến như thế? Trong bài viết ngày hôm nay, các bạn sẽ được giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. Bên cạnh đó, một số mẹo trả lời phỏng vấn cũng sẽ được đề cập trong nội dung bên dưới. Hãy đọc ngay để không bỏ lỡ những thông tin thú vị này nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Ưu điểm của phỏng vấn qua điện thoại
Mỗi cách tuyển dụng sẽ có một số ưu điểm phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau. Ngày nay, phỏng vấn qua điện thoại đang được nhiều nhà tuyển dụng dùng để tìm kiếm nhân sự vì một số mặt tích cực sau:
- Giải quyết vấn đề khoảng cách địa lý: Đây là điều kiện thuận lợi để công ty phỏng vấn các ứng viên ở xa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác trước khi chuyển đến sống.
- Kiểm tra và đánh giá sơ bộ: Chỉ với một cuộc gọi ngắn, nhà tuyển dụng có thể biết được ứng viên là người như thứ nào và có chuyên môn ra sao. Bằng nghiệp vụ và kinh nghiệm, bộ phận nhân sự của công ty sẽ đưa ra quyết định bạn sẽ được bước vào vòng tiếp theo hay không.

Phỏng vấn qua điện thoại giúp giải quyết vấn đề địa lý
2. Phỏng vấn qua điện thoại cần chuẩn bị gì?
Phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp bạn đỡ áp lực hơn so với thực hiện mặt đối mặt. Tuy nhiên, để có một buổi phỏng vấn tốt, các ứng viên nên chuẩn bị chu đáo. Một số công việc mà bạn cần làm để chuẩn bị phỏng vấn qua điện thoại như sau:
2.1 Tìm hiểu về công ty, công việc cụ thể
Trước bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu một số thông tin về công ty. Ứng viên có thể tìm kiếm thông tin bằng nhiều cách như trang mạng xã hội, website của công ty, báo chí,… Bạn nên ghi lại những chi tiết về công ty và đề cập khéo léo trong cuộc phỏng vấn nếu có cơ hội.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về công việc ứng tuyển cũng sẽ giúp bạn hình dung khái quát được công ty sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến công việc như thế nào. Trong lúc trả lời phỏng vấn, bạn có thể lồng ghép những kinh nghiệm của bản thân để thể hiện năng lực và sự phù hợp của mình.
2.2 Lên kịch bản phỏng vấn qua điện thoại
Ứng viên có thể sử dụng các thông tin đã thu thập kết hợp với nhau theo để sử dụng trong cuộc phỏng vấn. Đặc biệt, bạn nên đặt ra một số câu hỏi dự định sẽ dành cho người phỏng vấn. Ngoài ra, mọi người cần chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại. Việc lên kịch bản cho cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn có được tâm lý tốt hơn khi gặp phải tình huống khó xử.

Ứng viên có thể sử dụng các thông tin đã thu thập kết hợp với nhau theo để sử dụng trong cuộc phỏng vấn
2.3 Luyện tập phỏng vấn trước gương
Luyện phỏng vấn trước gương sẽ giúp bạn tăng thêm độ tự tin và tránh ấp úng khi trả lời. Để làm được điều này, bạn cần chuẩn bị trước một số câu hỏi phỏng vấn và soạn câu trả lời ra giấy. Một số câu hỏi quen thuộc là:
- Hãy giới thiệu về bản thân bạn.
- Bạn có kinh nghiệm chuyên môn như thế nào?
- Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi?
- Bạn mong đợi điều gì khi làm ở vị trí này?
- Mức lương kỳ vọng là bao nhiêu?
2.4 Chuẩn bị sẵn tài liệu cần thiết
Có thể người phỏng vấn sẽ muốn hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ năng lực (portfolio) của bạn để đánh giá kinh nghiệm một cách chính xác, cụ thể hơn. Do đó, bạn cần chắc chắn rằng tất cả các tài liệu cần thiết luôn được chuẩn bị sẵn sàng bất cứ lúc nào. Bạn có thể in chúng ra hoặc mở chúng trên máy tính để dễ dàng soi chiếu thông tin.
Trong một số trường hợp, người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan tới sơ yếu lý lịch của bạn. Điều này giúp công ty đánh giá kinh nghiệm của ứng viên một cách chính xác hơn. Do đó, bạn nên chuẩn bị các tài liệu cần thiết để tham khảo. Mọi người có thể in ra giấy hoặc mở trên máy tính để dễ dàng tham chiếu nội dung.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng: kinh nghiệm & bộ câu hỏi
2.5 Chọn thời điểm phỏng vấn phù hợp
Đầu tiên, bạn không nên đăng ký lịch phỏng vấn qua điện thoại vào giờ ngủ, giờ ăn,… Thay vào đó, hãy tự lựa chọn một thời điểm phù hợp với bản thân. Một số người sẽ có khả năng tập trung cao độ vào buổi sáng nhưng một số khác thì lại cảm thấy hào hứng khi được làm việc vào giờ khuya.

Ứng viên hãy tự lựa chọn một thời điểm phù hợp với bản thân
2.6 Kiểm tra tình trạng điện thoại
Nếu bạn đang thực hiện phỏng vấn bằng điện thoại, hãy đảm bảo rằng pin đã được sạc đầy và điện thoại vẫn hoạt động tốt. Bên cạnh đó, ứng viên cũng có thể nhờ ai đó gọi để đảm bảo đường dây của bạn rõ ràng và không gặp những sự cố khác. Bạn nên kiểm tra điện thoại 10 – 15 phút trước khi bắt đầu phỏng vấn để bảo đảm điện thoại vẫn hoạt động tốt.
2.7 Dự tính mức lương mong muốn
Nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng hỏi về kỳ vọng lương của bạn tại buổi phỏng vấn qua điện thoại. Vì vậy, bạn nên cân nhắc về mức lương mà mình mong muốn nhận được. Bạn có thể nghiên cứu tiền lương trung bình trong ngành, đối chiếu với năng lực bản thân để đưa ra mức lương hợp lý nhất. Song, bạn cũng không nên đưa ra một con số cụ thể, hãy nhắc đến khoảng lương dự kiến. Điều này giúp người phỏng vấn thấy rằng bạn là một người tương đối linh hoạt.
2.8 Tìm hiểu về người phỏng vấn
Trong khi diễn ra phỏng vấn, bạn sẽ được nhiều nhân sự cấp trên của bạn trực tiếp phỏng vấn. Các ứng viên cần xác định vai trò phỏng vấn của họ trong buổi đó là gì. Bạn có thể vào LinkedIn của công ty để xem danh sách nhân sự đang làm việc doanh nghiệp hoặc thăm dò thông tin từ các diễn đàn tìm việc. Nếu phỏng vấn với nhà tuyển dụng, bạn sẽ được hỏi những câu bao quát liên quan đến kinh nghiệm. Nhưng nếu phỏng vấn với sếp, bạn sẽ được hỏi những câu về kỹ năng đặc thù.

Trong khi diễn ra phỏng vấn, bạn sẽ được nhiều nhân sự cấp trên của bạn trực tiếp phỏng vấn
3. Các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại thường gặp
Một trong những phương pháp phỏng vấn qua điện thoại chính là chuẩn bị các câu hỏi thường gặp. Sau đó, ứng viên nên viết ra câu trả lời cho từng câu hỏi vừa tìm được. Điều này sẽ giúp bạn có sự thể hiện tốt hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới. Dưới đây số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân?
Đây là câu hỏi kinh điển trong các cuộc phỏng vấn, kể cả trực tiếp hay qua điện thoại. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước để có được một câu trả lời tốt nhận. Trong thời lượng 90 giây, ứng viên cần trình bày về các thông tin cơ bản về bản thân, học vấn, kinh nghiệm và một số thế mạnh khác. Kết thúc phần giới thiệu bản thân, bạn nên có đôi lời giải thích về lý do ứng tuyển vào vị trí này.

Trong thời lượng 90 giây, ứng viên cần trình bày về các thông tin cơ bản về bản thân, học vấn và kinh nghiệm
>>>> TIN LIÊN QUAN: Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời giúp “ghi điểm” tuyệt đối
3.2 Bạn có kinh nghiệm gì liên quan tới vị trí ứng tuyển?
Câu hỏi về kinh nghiệm là điều kiện quan trọng để đánh giá ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua để chắc chắn rằng các kỹ năng, kinh nghiệm đó có thuộc khung năng lực mà công ty đang tìm kiếm hay không. Những kinh nghiệm và kỹ năng cần được liệt kê một cách phù hợp, bạn chỉ nên nêu ra những kinh nghiệm cần thiết cho công việc đang ứng tuyển.
Ví dụ: Trước đây, tôi từng công tác tại vị trí X ở công ty Y. Qua [số năm] năm làm việc, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hữu ích như A, B và C. Tôi tin rằng những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được trong quá trình làm việc có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty.
3.3 Bạn nghĩ điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác sâu hơn về con người bạn. Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên kể ra những điểm mạnh nổi bật của mình, đồng thời nên một số điểm yếu và cách cải thiện những vấn đề đó. Đây là cách để các ứng viên khẳng định với công ty rằng vì sao bạn xứng đáng được chọn.
Ví dụ: Tôi là người có khả năng giao tiếp tốt. Cụ thể, khi làm việc ở công ty cũ, tôi luôn được khen ngợi vì đã kỳ được nhiều hợp đồng quan trọng nhờ tài giao tiếp. Tuy nhiên, khả năng tiếng Anh tôi vẫn đang còn hạn chế. Do đó, tôi đang tham gia lớp giao tiếp cho người lớn để phát triển kỹ năng ngoại ngữ.
3.4 Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển tại công ty đó hay không. Do đó, khi trả lời câu hỏi này, ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc đối với công việc. Bạn không nên đề cập nhiều về mức lương mà hãy nhấn mạnh vào những cơ hội bạn sẽ có khi được làm việc tại công ty.

Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển tại công ty không
3.5 Mục tiêu trong 5 năm sắp tới của bạn là gì?
Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại giúp công ty biết được định hướng công việc và tầm nhìn trong sự nghiệp của bạn. Để trả lời câu hỏi này, ứng viên không chỉ nên ra mục tiêu mà hãy đề cập đến những dự định để đạt được điều đó. Việc biết được định hướng của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty hay không.
3.6 Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Khi nhận được câu hỏi này, bạn đã được công ty đánh giá rất cao và mong muốn tuyển dụng bạn. Do đó, hãy thẳng thắn đưa ra mức lương phù hợp với năng lực của bạn. Ví dụ: Với kinh nghiệm của mình và những công việc mà công ty yêu cầu, tôi nhận thấy mình xứng đáng nhận được khoảng lương từ xx đến xx triệu đồng. Đây sẽ là khoảng lương phù hợp với tôi khi làm việc trong vị trí này.
3.7 Tại sao bạn lựa chọn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là một câu hỏi dễ khiến các ứng viên bộc lộ khuyết điểm của bản thân. Nếu bị sa thải hoặc công ty của bạn bị giải thể, có thể bạn sẽ có những phàn nàn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây khó chịu và tạo ấn tượng xấu trong mắt người đối diện. Thậm chí, nhà tuyển dụng có thể kết luận rằng bạn đã mắc những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến việc bị sa thải.

Đây là một câu hỏi dễ khiến các ứng viên bộc lộ khuyết điểm của bản thân
Một cách để trả lời câu hỏi này là tập trung vào những gì bạn đang tìm kiếm ở công việc mới thay vì những điều bạn không thích đối với công việc cũ. Bạn có nhu cầu tìm kiếm một công việc có tiềm năng phát triển bản thân. Điều này sẽ khiến người phỏng vấn có suy nghĩ tích cực về bạn. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ tạo điều kiện để phát triển năng lực của bạn.
3.8 Môi trường làm việc lý tưởng của bạn như thế nào?
Đây là câu hỏi được nhiều công ty sử dụng để khai thác nguyện vọng của ứng viên. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được bạn có phù với môi trường làm việc và văn của công ty hay không. Do đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn những phương án trả lời khác nhau để không bị bối rối khi gặp câu hỏi này.
3.9 Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc mới?
Tương tự như câu hỏi về lương, câu hỏi về thời gian bắt đầu làm việc được đặt ra khi nhà tuyển dụng có ý định chọn bạn. Khi trả lời, bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc cũ và chuẩn bị cho công ty mới. Bên cạnh đó, bạn cần chọn thời gian rảnh càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ cơ hội làm việc này.

Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc cũ và chuẩn bị cho công ty mới
3.10 Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Khi gặp trường hợp này trong buổi phỏng vấn, ứng viên nên đặt cho nhà tuyển dụng ít nhất một câu hỏi. Việc có thắc mắc dành đối với người phỏng vấn sẽ cho thấy bạn đang rất quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển. Một số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo:
- Nếu được tuyển dụng, tôi có thể bắt đầu đi làm vào lúc nào?
- Theo anh chị, công việc này có những khó khăn gì?
- Anh chị yêu thích nhất điều gì khi đồng hành cùng công ty trong thời gian qua?
4. Một số lưu ý khi phỏng vấn qua điện thoại
Bên cạnh việc chuẩn bị kịch bản phỏng vấn qua điện thoại, các ứng viên cũng có thể tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng bằng các mẹo cơ bản. Bạn cần giữ thái độ chuyên nghiệp, biết cách lắng nghe và gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
4.1 Giữ thái độ chuyên nghiệp
Đầu tiên, bạn hãy chọn một nơi thật yên tĩnh để cuộc trò chuyện diễn ra một cách thuận lợi. Tiếp theo, ứng viên nên gửi lời chào một cách lịch sự đến người phỏng vấn. Đây là cách để tạo những thiện cảm đầu tiên đối với công ty. Để giữ thái độ chuyên nghiệp khi phỏng vấn, ứng viên cần phải lắng nghe cẩn thận những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm, mạch lạc và chuyên nghiệp.
4.2 Trả lời rõ ràng, ngắn gọn
Khi phỏng vấn qua điện thoại, bạn cần trả lời rõ ràng, gãy gọn từng ý đối với mọi câu hỏi. Cách trả lời đúng trọng tâm sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hiểu được những suy nghĩ của bạn. Qua đó, người phỏng vấn sẽ lắng nghe và đánh giá kỹ năng giao tiếp của các ứng viên.

Khi phỏng vấn qua điện thoại, bạn cần trả lời rõ ràng, gãy gọn từng ý đối với mọi câu hỏi
4.3 Chọn không gian yên tĩnh
Khi chờ điện thoại đổ chuông, bạn cần loại bỏ mọi tác nhân gây xao nhãng đến cuộc gọi. Bạn cần chọn một không gian riêng tư và yên tĩnh. Ngoài ra, các ứng viên cũng nên tắt các tab hoặc cửa sổ không cần thiết để đảm bảo sự tập trung cho cuộc phỏng vấn. Trước khi bắt đầu, bạn nên báo trước với gia đình, bạn đè để tránh bị làm phiền.
>>>> CLICK NGAY: Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? 10 bí quyết hữu ích cho ứng viên
4.4 Lựa chọn trang phục phù hợp
Đây cũng là một lời khuyên cho thắc mắc phỏng vấn qua điện thoại cần chuẩn bị gì chính là hãy chọn cho bản thân một bộ trang phục thật đẹp dù chỉ là phỏng vấn bằng điện thoại. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy mình tự tin hơn rất nhiều. Điều này sẽ cho bạn tin rằng bạn có thể chinh phục được cả thế giới.
4.5 Lắng nghe chủ động
Hãy luôn quan tâm đến cuộc phỏng vấn và liên tục đặt những câu hỏi, tương tác với nhà tuyển dụng. Điều này thể hiện rằng bạn đang nghiêm túc với cuộc phỏng vấn này và thực sự quan tâm đến những gì đối phương nói. Ứng viên cần đảm bảo rằng bạn đang lắng nghe và theo dõi các câu hỏi một cách chủ động để thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng.

Hãy luôn quan tâm đến cuộc phỏng vấn và liên tục đặt những câu hỏi, tương tác với nhà tuyển dụng
4.6 Đưa ra câu hỏi phù hợp
Sau các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển bằng cách giải đáp các thắc mắc mà bạn đưa ra. Vì vậy, ứng viên cần lưu ý điểm này và thể hiện sự quan tâm với công việc bằng cách đặt câu hỏi vào cuối cuộc phỏng vấn. Ví dụ như:
- Tôi cần thực hiện những nhiệm vụ gì đối với công việc này?
- Phòng ban mà tôi sẽ làm việc được tổ chức ra sao?
- Văn hóa làm việc của công ty như thế nào?
- Sau một thời gian đồng hành cùng công ty, anh/chị cảm thấy tự hào với điều gì ở công ty?
4.7 Ghi chú thông tin cần thiết
Để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi, bạn nên ghi chú các thông tin cần thiết, viết tóm tắt câu hỏi của nhà tuyển dụng và câu trả lời ngắn gọn. Điều này sẽ giúp bạn không bị bỏ lỡ những thông tin, suy nghĩ quan trọng trong cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó, các ứng viên cũng dễ dàng trả lời trôi chảy hơn so với việc không ghi chú.

Việc ghi chú thông tin sẽ giúp bạn không bị bỏ lỡ những thông tin, suy nghĩ quan trọng trong cuộc phỏng vấn
4.8 Hỏi quy trình phỏng vấn tiếp theo
Sau khi cuộc phỏng vấn đã hoàn thành, bạn cũng có thể chủ động hỏi về các bước tiếp theo của quy trình phỏng vấn. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn rất nhiệt tình và thực sự quan tâm đến công việc này. Ngoài ra, ứng viên cũng thể hiện được mình là một người có tổ chức, rõ ràng.
4.9 Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng
Khi kết thúc cuộc phỏng vấn, ứng viên cần gửi lời cảm ơn trực tiếp cùng với một đoạn tin nhắn hoặc email cảm ơn đến nhà tuyển dụng. Dù kết quả phỏng vấn có như mong đợi hay không, lời cảm ơn cũng cần được gửi đi để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Hơn nữa, ứng viên cũng đã tự tạo cho bản thân cơ hội cho những lần phỏng vấn tiếp theo.

Ứng viên cần gửi lời cảm ơn trực tiếp cùng với một đoạn tin nhắn hoặc email cảm ơn đến nhà tuyển dụng
Các bạn vừa được tìm hiểu những thông tin hữu ích xoay quanh phỏng vấn qua điện thoại. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tự tin hơn cho cuộc điện thoại sắp tới. Trước khi phỏng vấn, ứng viên không nên quá căng thẳng mà hãy chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái. Hãy bình luận dưới bài viết để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này nhé!
>>>> XEM TẤT CẢ:
- Câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ & cách trả lời thông minh nhất
- Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp & cách trả lời từ a đến z