Phỏng vấn thực tập sinh là việc thường xảy ra với các bạn sinh viên năm cuối của các trường đại học, cao đẳng. Bởi việc thực tập sẽ mang lại rất nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích cho các bạn. Dưới đây là 9 cách trả lời phỏng vấn hạ gục nhà tuyển dụng mà các ứng viên cần biết. Điều này sẽ rất có ích cho con đường sự nghiệp trong tương lai của các bạn. Cùng Jobdo tìm hiểu ngay thôi nào.
Mục Lục Bài Viết
1. Thông tin sơ lược vị trí thực tập sinh
Thực tập sinh hay còn được gọi là Intern. Đây là vị trí thường dành cho những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường sẽ kéo dài khoảng 3 cho đến 6 tháng. Các bạn sinh viên sẽ có những cơ hội khi được chọn vào công việc này như sau:
- Được tiếp xúc với công việc theo chuyên ngành của mình hoặc để có cơ sở làm luận văn tốt nghiệp,
- Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ được người quản lý hỗ trợ để tiếp cận công việc dễ dàng hơn.
- Sau quá trình thực tập, các bạn sinh viên sẽ nhận đánh giá từ người quản lý trực tiếp hoặc nhân viên ở trong bộ phận. Các thực tập sinh có thành tích làm việc tốt và nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại công ty. Sau khi hết thực tập, có thể được xem xét để trở thành nhân viên chính thức.

Thông tin sơ lược vị trí thực tập sinh
2. Những câu hỏi phỏng vấn cho thực tập sinh
Để buổi phỏng vấn được hoàn thành một cách tốt đẹp, mọi người hãy rèn cho mình phong thái tự tin, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra. Bạn hãy trả lời nhà tuyển dụng một cách thành thật. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
2.1 Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình?
Đây là câu hỏi thường sẽ được các nhà tuyển dụng nêu ra đầu tiên. Trong buổi phỏng vấn sinh viên thực tập, câu hỏi này để xác nhận lại các thông tin mà ứng viên đã viết trong CV. Do vậy hãy giới thiệu đầy đủ những thông tin cá nhân của bạn như họ tên, tuổi, chuyên ngành học, điểm yếu, điểm mạnh, v.v.

Đầu tiên bạn sẽ được yêu cầu giới thiệu về bản thân mình
Bên cạnh đó hãy nhớ diễn đạt mọi thứ với phong thái thật tự tin với sự điềm đạm, nhẹ nhàng. Nếu như phần mở đầu của bạn suôn sẻ, các bạn hoàn toàn có thể để lại ấn tượng tốt xuyên suốt buổi phỏng vấn. Điều này còn giúp bạn tự tin hơn ở các vòng tiếp theo.
>>>> CHỦ ĐỀ HOT: Phỏng vấn bao lâu có kết quả? Bí kíp “thăm dò” kết quả hay nhất
2.2 Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Để trả lời được tốt câu hỏi này, mọi người cần phải tìm hiểu về công ty qua các kênh thông tin như internet, báo chí, người quen, v.v. Tránh trả lời một cách lan man vào nội dung không cần thiết. Bạn chỉ nên tập trung vào các thông tin về lĩnh vực hoạt động, lịch sử hình thành, các dấu mốc quan trọng,… Trả lời tốt câu hỏi này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc cùng thái độ thiện chí của bạn khi đi phỏng vấn thực tập sinh.

Người phỏng vấn sẽ hỏi là bạn biết gì về công ty chúng tôi
2.3 Phong cách làm việc của bạn như thế nào?
Câu hỏi này là cách phỏng vấn thực tập sinh được các nhà tuyển dụng dùng để tìm hiểu về phong cách làm việc của bạn. Một người làm việc hiệu quả sẽ là người biết sắp xếp thứ tự ưu tiên của các công việc được giao. Bên cạnh đó là quản lý thời gian hiệu quả. Đặc biệt là có kế hoạch định hướng cụ thể trong mọi việc.

Phong cách làm việc của bạn như thế nào
Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bản thân trong công việc. Đó là đưa ra những ví dụ chứng tỏ bạn đã quản lý tốt thời gian, công việc của mình như thế nào. Đặc biệt là khả năng tiếp nhận mọi việc trong bất kỳ trường hợp nào ở trong cuộc sống.
2.4 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Đây là câu hỏi được đặt ra để các nhà tuyển dụng đánh giá thái độ của bạn khi đi xin việc. Họ sẽ xem định hướng sự nghiệp ở trong tương lai của bạn có phù hợp với hướng đi của công ty không. Mọi người hãy chuẩn bị cho bản thân các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trước khi đi phỏng vấn thực tập sinh.

Bạn nên đặt ra mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân
Đối với mục tiêu ngắn hạn, các bạn có thể nêu ra từ 2 đến 4 ý khi được trở thành nhân viên của công ty. Về mục tiêu dài hạn, ứng viên có thể mong muốn trở thành một leader, một nhà quản lý. Nhưng cũng nên lưu ý rằng, mục tiêu không nên quá sớm và đừng quá mức xa vời so với bản thân ở hiện tại.
2.5 Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
Bạn đừng quá vội vàng mà đưa ra lời đáp qua loa cho câu hỏi này. Đó là những câu trả lời như bạn đang cần công việc thực tập, hay bạn thấy công ty đăng tin tuyển dụng nên nộp đơn. Hãy thuyết phục để cho nhà tuyển dụng thấy được rằng công ty thích hợp với bạn như thế nào. Điều này sẽ được thể hiện qua những gì mà bạn đã tìm hiểu như các chế độ, phúc lợi, mức lương, v.v.

Lý do bạn chọn công ty để thực tập
Bên cạnh đó là những thành tựu mà công ty đã đạt được ở trên thị trường. Hay thể hiện rằng bạn sẽ vinh hạnh như thế nào khi được trở thành một trong những thành viên của công ty. Đây là một gợi ý có thể giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh dễ dàng hơn. Đặc biệt, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự phù hợp của bạn với công ty.
2.6 Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Hãy trả lời một cách thành thật những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân về câu hỏi này. Lưu ý rằng, bạn đừng quá tự cao mà trình bày nhiều điểm mạnh mà không liệt kê điểm yếu nào cả. Bởi mỗi con người sẽ có ưu điểm và khuyết điểm riêng và không ai là hoàn hảo. Đối với điểm mạnh, hãy đứng ở vị trí nhà lãnh đạo của công ty nghĩ xem với vị trí mà bạn đang ứng tuyển cần có các yếu tố gì. Từ đó nêu 3 – 4 điều mà bạn cho rằng phù hợp với công việc.

Trả lời khôn khéo về điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Về phần điểm yếu, bạn hãy chọn những thiếu sót của mình khiến nhà tuyển dụng có thể hiểu và chấp nhận được. Đồng thời, các bạn cũng nên đi kèm với hướng khắc phục các yếu điểm đó ở trong tương lai. Bởi điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự cố gắng thay đổi để hoàn thiện mình hơn.
2.7 Bạn có sẵn sàng thực tập không lương?
Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào của pháp luật về việc buộc công ty phải có trách nhiệm trả lương cho nhân viên thực tập. Để trả lời được câu hỏi này, bạn hãy cân nhắc các ưu và khuyết điểm của việc thực tập không lương. Ưu điểm của thực tập không có lương là áp lực cũng như khối lượng công việc nhẹ nhàng hơn. Nhược điểm khi không lương chính là sẽ không có thêm động lực để bạn cố gắng.

Bạn có sẵn sàng thực tập không lương, hãy nêu ra quan điểm của mình
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên cân nhắc đến những yếu tố như tính chất công việc, cơ hội nghề nghiệp ở trong tương lai. Đặc biệt là những kinh nghiệm mà bạn có thể học được sau quá trình thực tập có thật sự giúp bạn phát triển. Từ đó, bạn sẽ dễ đưa ra quyết định của mình hơn.
2.8 Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Thường thì trên tin tuyển dụng, công ty đã nêu rõ mức lương. Nếu cảm thấy kinh nghiệm của mình cao hơn so với những gì nhà tuyển dụng mong đợi, các bạn có thể đưa ra con số khác cao hơn. Trường hợp nhà tuyển dụng chưa ghi cụ thể mức lương, bạn cũng có thể đề xuất một mức hợp lý. Nhưng hãy lưu ý, vị trí bạn đang ứng tuyển là thực tập sinh nên lương sẽ không quá cao.

Bạn muốn mức lương là bao nhiêu
Hơn nữa còn tùy thuộc vào khu vực vùng, miền, thành phố lớn nhỏ, v.v., mà mức lương này sẽ bị dao động. Do đó, hãy đưa ra một con số thích hợp nhất với khả năng của bản thân cũng như phù hợp với mặt bằng lao động chung ở trên thị trường.
2.9 Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Để kết thúc buổi phỏng vấn thực tập sinh, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn có câu hỏi gì không. Nếu bạn có thắc mắc nào thời gian làm việc, tính chất công việc, quyền lợi, chế độ, v.v., thì chớ ngần ngại đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng. Qua câu hỏi này, bạn sẽ cho thấy được mức độ quan tâm của mình đối với vị trí này. Người phỏng vấn sẽ sẵn sàng chia sẻ những điều mà bạn chưa nắm rõ đó.

Bạn nên chuẩn bị trước câu hỏi để đặt ra cho nhà tuyển dụng
>>>> LIÊN QUAN: Phỏng vấn samsung dễ hay khó? Bí kíp “vàng” khi trả lời câu hỏi
3. Kinh nghiệm phỏng vấn cho thực tập sinh
Đối với công việc ở vị trí thực tập, các nhà tuyển dụng sẽ không đòi hỏi quá cao về kinh nghiệm. Việc ứng viên có vượt qua buổi phỏng vấn thực tập sinh hay không tùy thuộc nhiều vào thái độ. Cũng như là cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn cho thực tập sinh.
3.1 Tìm hiểu công ty và mô tả chi tiết công việc
Trước khi đi phỏng vấn thực tập sinh bạn cần dành thời gian để tìm hiểu về công ty mà mình đang ứng tuyển. Khi đi phỏng vấn ở bất kỳ nơi nào các bạn cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Một số thông tin về công ty như tên, địa chỉ, ngành nghề, quy mô, văn hóa doanh nghiệp,.. là những điều mà thực tập sinh cần phải nắm.

Bạn cần tìm hiểu công ty và mô tả chi tiết công việc
Bên cạnh đó ứng viên cần tìm hiểu rõ về công việc mà mình nộp đơn. Hãy tìm hiểu chương trình thực tập của công ty thông qua website tuyển dụng uy tín hay các diễn đàn, ngày hội việc làm. Mỗi công ty và chương trình thực tập sẽ có từng yêu cầu cụ thể khác nhau. Do vậy các bạn cần nắm rõ để có thể chọn được công việc phù hợp nhất với bản thân.
3.2 Chuẩn bị CV phỏng vấn thực tập sinh ấn tượng
Hiện nay, hầu hết các công ty chỉ yêu cầu ứng viên gửi CV qua email. Tuy nhiên lời khuyên đó là để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm sơ yếu lý lịch, CV, chứng chỉ và giấy giới thiệu của trường. Đặc biệt hãy thiết kế CV thật ấn tượng với các thành tích có được và chọn ảnh đẹp, phù hợp để dán ảnh.

Chuẩn bị CV phỏng vấn thực tập sinh ấn tượng
3.3 Đi phỏng vấn thực tập nên mặc gì để lịch sự nhất
Ngoài việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thật tốt, thì bạn cũng nên chú ý đến tác phong của mình. Vẻ ngoài có thể không đánh giá một con người. Nhưng đây sẽ là điểm cộng với của nhà tuyển dụng nếu bạn ăn mặc tươm tất, chỉnh chu. Bên cạnh đó là phong thái thật đĩnh đạc, tự tin và cư xử lịch sự khi gặp nhà tuyển dụng cũng là một tiêu chí đánh giá bạn của những người phỏng vấn thực tập sinh.

Đi phỏng vấn thực tập bạn nên mặc cho lịch sự
3.4 Đừng quá lo về học vấn, nên thể hiện tốt kỹ năng
Trong tuyển dụng thì một bảng điểm tốt thôi chưa đủ. Đôi khi kỹ năng và thái độ của bạn sẽ được xem xét hơn hết. Một thực tập sinh có ý chí cầu tiến, ham học hỏi thì sẽ có thể làm được nhiều thứ. Người mà tự cao về bản thân, không biết lắng nghe thì sẽ không thể làm việc tốt được. Vì vậy các bạn không nên quá lo lắng về học vấn của mình. Nếu bảng điểm của mình chưa xuất sắc thì hãy cố gắng thể hiện thật tốt kỹ năng, thái độ của mình.

Đừng quá lo về học vấn, hãy nên thể hiện tốt kỹ năng của mình
3.5 Giữ phong thái chuyên nghiệp và nghiêm túc
Tác phong chuyên nghiệp, nghiêm túc là những điều giúp ứng viên ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Bạn đến đúng giờ với trang phục chỉnh tề cùng bộ hồ sơ đầy đủ, đẹp mắt là sự thể hiện của tính chuyên nghiệp. Nếu vì lý do bất khả kháng mà bạn đến trễ, hãy thông báo trước với nhà tuyển dụng và xin lỗi chân thành. Đó là một sự tôn trọng, phép lịch sự tối thiểu một người cần có.

Hãy giữ phong thái chuyên nghiệp và nghiêm túc
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn giúp “ăn điểm” tuyệt đối
4. Lưu ý quan trọng tránh những câu nói gây mất điểm
Để không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, các bạn cần hết sức chú ý đến lời nói và hành động của mình. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn tránh những câu nói gây mất điểm trong buổi phỏng vấn sinh viên thực tập.
4.1 Mức lương của vị trí này là bao nhiêu?
Nếu như nhà tuyển dụng đã đề cập với ứng viên về vấn đề này trước, các bạn có thể trao đổi mức lương mong muốn với người phỏng vấn. Nhưng nếu không, thì tuyệt đối không được đề cập đến câu hỏi này trước. Bởi đây sẽ là điểm trừ rất lớn dành cho bạn trong buổi phỏng vấn thực tập sinh.

Mức lương của vị trí này là bao nhiêu
4.2 Quản lý và công ty cũ của tôi không tốt
Nếu bạn từng có kinh nghiệm làm việc ở công ty khác, có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi là lý do bạn nghỉ việc. Ứng viên có thể nêu ra một số điều không phù hợp ở công ty cũ, nhưng đừng nên nói xấu người quản lý và công ty cũ. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng suy nghĩ liệu khi bạn làm tại công ty và nghỉ việc, thì bạn có tiếp tục nói xấu nơi này như cách mà bạn đang làm.

Đừng nên nói xấu quản lý và công ty cũ của bạn
4.3 Bản thân tôi không có điểm yếu nào
Tìm hiểu về thế mạnh hay điểm yếu sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên. Bên cạnh đó còn để doanh nghiệp sắp xếp công việc phù hợp cho thực tập sinh của mình. Con người không có ai là hoàn toàn hoàn hảo, nên nếu bạn trả lời là không có điểm yếu sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không thể tự đánh giá bản thân. Như vậy, công ty sẽ rất khó giao công việc phù hợp cho bạn.

Bản thân tôi không có điểm yếu nào là câu trả lời không hay
4.4 Tất cả thông tin đều có trong CV của tôi
Những câu hỏi quen thuộc trong buổi phỏng vấn sinh viên thực tập như thông tin cá nhân, điểm mạnh, yếu. Dù đã được trình bày cụ thể trong CV, nhưng bạn đừng nói rằng mọi thông tin đã có hết trong CV. Bởi vì điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy đó là kỹ năng giao tiếp, thuyết trình cũng như cách bạn nói chuyện trước nhiều người. Do đó, nếu bạn trả lời như trên, thì có thể sẽ bị đánh giá thấp trong buổi phỏng vấn.

Đừng nên bảo tất cả thông tin đều có trong CV của tôi
4.5 Tôi có thể mang việc về nhà không?
Nếu là một thực tập sinh các bạn cần được hướng dẫn công việc từ người có kinh nghiệm. Do vậy tốt nhất là bạn không nên xin làm việc ở nhà trong thời gian này. Bởi đây là cơ hội tốt để các bạn học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của những người đi trước gần như miễn phí. Vì vậy sẽ là một thiệt thòi nếu bạn nói như vậy.

Tôi có thể mang việc về nhà không
Bên cạnh đó nếu ứng viên bận việc học ở trên trường, bạn có thể đề xuất điều này với quản lý sau khi đã nhận được việc. Bạn đừng nên hỏi ngay trong buổi phỏng vấn. Như vậy còn khiến cho người tuyển dụng sẽ có ấn tượng không tốt về tinh thần làm việc của bạn.
4.6 Tôi không có câu hỏi gì
Để kết thúc buổi phỏng vấn thực tập sinh, người phỏng vấn thường sẽ cho ứng viên thời gian để nêu ra các thắc mắc về công việc cũng như quyền lợi của mình. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được thái độ và mức độ quan tâm đến công việc của bạn. Nếu các bạn trả lời không có câu hỏi nào, nhà tuyển dụng có thể cho là bạn không chú tâm đến công việc đang ứng tuyển. Cũng như cho thấy bạn không hoàn toàn tận tâm về buổi phỏng vấn.

Bạn không nên nói rằng tôi không có câu hỏi gì
4.7 Tôi không biết
Trong buổi phỏng vấn có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi các câu hỏi nằm ngoài kiến thức của bạn. Mục đích là để kiểm tra trình độ chuyên môn của ứng viên. Bên cạnh đó còn giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy cách bạn ứng biến với tình huống bất ngờ. Vì thế, thay vì trả lời không biết các bạn có thể nói rằng kiến thức này bạn chưa được học cũng như tiếp xúc nên sẽ không thể cho ra phương án tốt nhất. Hãy đưa ra cách giải quyết là bạn sẽ học hỏi và khắc phục sau.

Tôi không biết là câu trả lời dễ gây mất điểm
5. Những tiêu chí để đánh giá thực tập sinh
Các doanh nghiệp có thể dựa vào các yếu tố sau đây để biết đâu là thực tập sinh tiềm năng. Qua đây bạn sẽ biết cách để phát huy các thế mạnh của bản thân hơn. Từ đó các bạn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng.
5.1 Tính cẩn thận và tỉ mỉ
Hiện nay có nhiều nhà tuyển dụng xem kinh nghiệm của ứng viên là tiêu chí ưu tiên. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã hoàn toàn đúng trong một số công việc. Bởi ai cũng muốn có một nhân viên có thể làm được tất cả những việc được giao. Nhưng nếu kết quả mà người hướng dẫn nhận lại là bài đầy lỗi chính tả, đánh máy,… Bạn sẽ được hướng dẫn nhưng chắc chắn rằng những điểm cơ bản cần biết thì không nên mắc phải.

Tính cẩn thận và tỉ mỉ cũng rất quan trọng
Do vậy tính cẩn thận, tỉ mỉ và tinh thần ham học hỏi là một điều rất cần thiết. Nếu bạn bất cẩn sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, khi viết CV xin việc ở bất kỳ vị trí nào dù cho đó là công việc thực tập. Sự tỉ mỉ, cẩn thận sẽ là một ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua. Nếu ứng viên có đầy đủ phẩm chất này, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất cao.
5.2 Tinh thần ham học hỏi
Tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện bản thân và đáp ứng công việc. Đây là một yếu tố mà nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bởi nếu tuyển người không chịu tiếp thu, sẽ gặp những điều rắc rối ở trong tương lai. Vì vậy các đơn vị tuyển dụng cần đánh giá cẩn thận ứng viên ngay quá trình phỏng vấn.

Tinh thần ham học hỏi là điều đáng khen
Việc ứng viên có cảm thấy hứng thú với vị trí mà mình đang ứng tuyển và thực sự muốn vào làm ở công ty thực tập hay không sẽ thể hiện ở cách đặt câu hỏi của ứng viên đó. Nhà tuyển dụng sẽ trao đổi thẳng thắn về việc ứng viên sẽ phải làm nếu được trúng tuyển. Đồng thời nhà tuyển dụng sẽ quan sát thái độ của bạn để đưa ra đánh giá.
5.3 Kiến thức, kinh nghiệm
Kinh nghiệm để đánh giá ứng viên được nói đến ở đây không đơn thuần là kinh nghiệm làm việc. Đó còn là các kiến thức mà ứng viên đã được học ở trường lớp hay ngoài cuộc sống. Việc tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, làm việc part-time cũng được xem là kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá qua cách trả lời câu hỏi tình huống của ứng viên.

Kiến thức, kinh nghiệm có vai trò tương đối
5.4 Tính phù hợp với công ty
Dù công ty có quy mô lớn hay nhỏ, thực tập sinh cần phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc đánh giá tính cách của một con người không hề đơn giản. Tuy nhiên, điều này có thể làm được. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu ứng viên qua mạng xã hội Facebook, Twitter. Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp hay sở thích, thói quen của ứng viên.

Tính phù hợp với công ty rất được xem trọng
Không chỉ các ứng viên, nhà tuyển dụng cũng phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn rất nhiều. Những người này phải chọn lọc hồ sơ, lên kế hoạch và tìm ra ứng viên phù hợp. Ngoài các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh đã được chuẩn bị sẵn, doanh nghiệp cũng phải có tiêu chuẩn để đánh giá ứng viên rõ ràng. Từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định công bằng, hợp lý nhất.
Phỏng vấn thực tập sinh là một việc rất quan trọng đối với mỗi ứng viên. Việc trả lời các câu hỏi đưa ra một cách trôi chảy là điều không hề đơn giản. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hình dung được những câu hỏi phỏng vấn. Từ đó mọi người sẽ có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và tâm lý. Hãy theo dõi Jobdo nếu bạn quan tâm đến những chủ đề liên quan nhé!
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ:
- Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học chuẩn
- Quy trình phỏng vấn tiêu chuẩn gồm mấy bước? Chi tiết A – Z