CV công nghệ thông tin cũng đang là một vấn đề nan giải với các ứng viên IT. Vậy làm cách nào để có một bộ CV đẹp, chuyên nghiệp, đặc biệt là có thể chinh phục được nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên? Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi viết CV ngành công nghệ thông tin, cùng Jobdo tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
1.Hướng dẫn viết CV công nghệ thông tin
Cũng như những loại CV khác, mẫu CV công nghệ thông tin cũng cần có đầy đủ nội dung, rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra CV cần làm nổi bật được trình độ, năng lực của ứng viên trong lĩnh vực IT. Nếu bạn còn băn khoăn trong cách viết CV xin việc ngành công nghệ thông tin thì dưới đây là 5 yếu tố vàng cần thiết giúp bạn có một bộ CV hoàn hảo.
1.1. Thông tin cá nhân
Đây là nội dung quan trọng nhất mà bất kì CV nào cũng cần có, là cầu nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Vì thế ở phần này, các bạn phải viết chính xác và đầy đủ thông tin tuy nhiên cần trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhất. Ngoài phần thông tin, các bạn có thể kèm thêm ảnh cá nhân vào để CV của bạn trông thu hút hơn và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Họ và tên.
- Ngày tháng năm sinh.
- Địa chỉ Email.
- Số điện thoại.
- Địa chỉ (các bạn không cần ghi quá chi tiết).
- Facebook, Blogs (nếu bạn có).

Thông tin cá nhân trong CV
1.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Một CV ấn tượng là một CV có mục tiêu nghề nghiệp hấp dẫn, vì thế cần chú tâm vào phần này để CV được hoàn hảo hơn nhé. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ được mong muốn cũng như ý chí cầu tiến của bạn trong công việc. Điều này giúp CV của bạn có lợi thế hơn trong việc để lại ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Trong phần này, bạn có thể trình bày mục tiêu của mình theo các mốc thời gian hoặc các thành tựu mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai. Đừng quên kèm theo một vài dự định bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu công việc mong muốn.Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân thì hãy dựa vào mục yêu cầu của công ty mà bạn đang ứng tuyển để viết nhé.
>>>> ĐỌC NGAY: 12 mẫu CV lập trình viên chuẩn ngành & cách viết CV chi tiết
1.3. Kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc là một trong những phần quan trọng nhất của CV, kinh nghiệm giúp nhà tuyển dụng thấy được năng lực cũng như điểm mạnh của bạn trong công việc. Tuy nhiên bạn không nên liệt kê tất cả các công việc từng làm. Điều đó khiến CV của bạn trở nên dài dòng và rối mắt. Đồng thời khi đưa ra quá nhiều vị trí không liên quan thì vô tình sẽ làm lu mờ ưu điểm của bạn đối với công việc đang ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc trong CV
Vì thế, ở mục này bạn chỉ nên đưa ra những công việc liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Cụ thể là bạn đã đảm nhận ví trí gì ở những công ty trước? Chuyên môn chính của bạn là gì? Và tính chất công việc đó như thế nào?Bạn có thể trình bày theo trình tự các mốc thời gian hoặc theo thành tích nổi bật đã đạt được. Ngoài ra, bạn cần nêu ra kinh nghiệm, bài học đã rút ra được từ các công việc trước để nhà tuyển dụng thấy được sự tiến bộ trong công việc của bạn.
1.4. Học vấn và chứng chỉ
Công nghệ thông tin là ngành đòi hỏi ứng viên phải có chuyên môn cao, vì vậy chứng chỉ và học vấn là vấn đề mà nhà ứng tuyển quan tâm nhất trong CV. Điều này không chỉ nêu lên học vấn chuyên môn của bạn mà còn làm nổi bật thế mạnh của bạn trong vị trí ứng tuyển. Vì thế, để gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng, ở phần này các bạn cần trình bày đầy đủ các nội dung sau:
- Tốt nghiệp trường:
- Năm tốt nghiệp:
- Chuyên ngành học:
- Thời gian học:
- Xếp loại:

Trình độ học vấn và chứng chỉ
Ngoài ra, để CV được đẹp hơn bạn có thể trình bày thêm những bằng chứng học vấn khác như chứng chỉ học tập, các đồ án nghiên cứu khoa học, bảng điểm, các thành tích đã đạt được và những kỹ năng về các khoá học nếu bạn có. Đó chính là chìa khoá để các nhà tuyển dụng thấy được chuyên môn cũng như trình độ học vấn của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
1.5. Kỹ năng làm việc
Cùng với kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc cũng là phần được nhà tuyển dụng chú ý tới nhiều nhất. Bởi đây là thước đo mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển, đồng thời cũng nói lên những ưu điểm của bạn trong công việc này. Vậy để có thể làm nổi bật kỹ năng làm việc, bạn có thể trình bày một cách ngắn gọn những kĩ năng bằng các gạch đầu dòng. Đồng thời, để CV đáng tin cậy hơn bạn nên cung cấp thông tin người tham chiếu để xác nhận những kĩ năng đó giúp bạn.

Kỹ năng chuyên môn cần thiết trong CV
>>>> ĐỌC THÊM: 10 mẫu CV web developer hoàn hảo nhất cho mọi ứng viên
2. Tham khảo mẫu CV ngành CNTT theo vị trí
Để chinh phục được nhà tuyển dụng bạn cần đầu tư cho bản thân một bộ CV ấn tượng, đẹp mắt. Điều này đang là một vấn đề khá khó khăn với nhiều ứng viên, đặc biệt là các bạn thực tập sinh mới ra trường, Vậy nếu còn băn khoăn chưa chọn được mẫu CV phù hợp với bản thân thì hãy cùng Jobdo tham khảo một số mẫu CV ngành công nghệ thông tin theo vị trí sau đây nhé.
2.1. Lập trình viên
Lập trình viên được hiểu là các kỹ sư phần mềm máy tính. Công việc của họ là thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp các thiết bị phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trên máy tính. Vì thế, để trở thành một lập trình viên, ngoài việc bạn phải sở hữu các kỹ năng tư duy thì bạn cần phải có một CV thật ấn tượng.Vậy để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần có CV như thế nào?
Mẫu 1:

Mẫu CV lập trình viên đẹp
Mẫu 2:

Mẫu CV lập trình viên đầy đủ
2.2. Web Developer
Web Developer là lập trình viên web, là người tạo ra các ứng dụng có thể chạy được trên các trình duyệt Website. Họ có vai trò xây dưng, thiết kế hệ thống và các tính năng của trang web để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đây là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao, cùng tham khảo một vài CV ứng tuyển cho vị trí này bên dưới nhé.
Mẫu 1:

Mẫu CV Web Developer sáng tạo
Mẫu 2:

Mẫu CV Web Developer ấn tượng
>>>> THAM KHẢO THÊM: 10 mẫu CV business analyst nhà tuyển dụng không thể từ chối
2.3. QA/QC/Tester
QA/QC/Teser là vị trí công việc đảm nhận vai trò kiếm tra, đánh giá chất lượng phần mềm. Những bộ phận này liên kết mật thiết với nhau để đảm bảo chất lượng và quy trình tạo ứng dụng . Mỗi bộ phận đều có những tính năng cũng như nhiệm vụ khác nhau để hoàn thành các công việc. Thông qua đó phát hiện phần mềm bị lỗi hay không và đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa. Dưới đây là một số mẫu CV ứng tuyển vị trí QA/QC/Teser.
Mẫu 1:

Mẫu CV QA/QC/Tester cho bạn tham khảo
Mẫu 2:

Mẫu CV QA/QC/Tester
2.4. Software Engineer
Software Engineer hay còn gọi là kỹ sư phần mềm. Công việc của họ là sử dụng các nguyên tắc toán học, khoa học để phát triển, xây dựng các phần mềm hệ thống máy tính và ứng dụng. Công việc này thuộc top các công việc hot hiện nay, tuy nhiên đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng chuyên môn cao.Vì thế để trở thành một nhân viên Software Engineer chính thức trước hết bạn cần có một CV ấn tượng.
Mẫu 2:

Mẫu CV Software Engineer chuyên nghiệp dành cho bạn
Mẫu 2:

Mẫu CV Software Engineer đạt tiêu chuẩn
2.5. Project Manager
Project Manager là người chịu trách nhiệm đảm nhận dự án từ đầu đến khi kết thúc dự án. Vai trò của họ là thực hiện, quản lý, kiểm tra tiến trình dự án. Đồng thời Project Manager cũng là người kết nối khách hàng với development team cũng như các thành viên trong team với nhau, để đảm bảo tốt chất lượng dự án. Tham khảo một số mẫu CV Project Manager dưới đây.
Mẫu 1:

Mẫu CV Project Manager độc đáo
Mẫu 2:

Mẫu CV vị trí Project Manager
2.6. Product Manager
Product Manager được hiểu là người đảm nhận vai trò quản lý sản phẩm trong công ty. Công việc cụ thể của họ là nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu,… để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Công việc này chưa phổ biến tại Việt Nam nên để tạo được một CV ứng tuyển vị trí Product Manager vẫn là một khó khăn đối với các ứng viên. Bạn có thể tham khảo một số CV sau:
Mẫu 1:

Bạn có thể tham khảo mẫu CV Product Manager
Mẫu 2:

CV Product Manager đơn giản
2.7. Data Analyst
Data Analyst là một chuyên viên phân tích dữ liệu, công việc chính của họ là xử lý chọn lọc thông tin thông qua các dữ liệu dạng đồ thị, sơ đồ, biểu đồ. Qua đó đưa ra báo cáo dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai phục vụ việc ra các quyết định sáng suốt liên quan đến các kế hoạch chiến lược của công ty.Dưới đây là một vài CV mẫu ứng tuyển vị trí này.
Mẫu 1:

Mẫu CV Data Analyst chuẩn
Mẫu 2:

Mẫu CV ứng tuyển vị trí Data Analyst
2.8. IT Manager
IT Manager hay còn gọi là người giám sát nhân viên công nghệ thông tin và hoạt động hằng ngày của bộ phận IT. Họ là người chịu trách nhiệm về các vấn đề công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Cụ thể công việc mà một IT Manager phải đảm nhận là quản lý hoạt động nhân viên đồng thời xây dựng chiến lược công nghệ và triển khai các dự án. Dưới đây là một số mẫu CV IT Manager bạn nên tham khảo.
Mẫu 1:

Mẫu CV đơn giản cho vị trí IT Manager
Mẫu 2:

Mẫu CV IT Manager cho bạn tham khảo
2.9. Data Scientist
Data Scientist được định nghĩa là người thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu để xác định được giá trị và các xu hướng thông tin quan trọng có ích cho công ty. Để từ đó công ty có thể phát triển kinh doanh và lợi nhuận đồng thời giải quyết được những vấn đề khó khăn đang gặp phải. Cùng tham khảo một số mẫu CV cho vị trí Data Scientist dưới đây.
Mẫu 1:

CV ứng tuyển Data Scientist ấn tượng
Mẫu 2:

Mẫu CV Data Sicentist thiết kế đẹp
2.10. Database Administrator
Database Administrator có thể hiểu là người quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu. Công việc của một DBA trong công ty là quản lý, bảo vệ dữ liệu kinh doanh đồng thời lên kế hoạch cài đặt, tối ưu, bảo mật,…để đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập. Tham khảo các mẫu CV Database Administrator dưới đây và chọn cho mình CV phù hợp nhất nhé.
Mẫu 1:

Mẫu CV Database Administrator đơn giản
Mẫu 2:

Mẫu CV Database Administrator thiết kế ấn tượng
2.11 UX Designer
UX Designer là người đảm nhận vai trò cung cấp sản phẩm trải nghiệm người dùng. Họ thực hiện công việc nghiên cứu đánh giá các ý kiến của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, đồng thời cũng là người giải đáp và tương tác với người tiêu dùng nhằm nâng cao sự hài lòng của họ về sản phẩm. Một số CV UX Designer cho bạn tham khảo bên dưới.
Mẫu 1:

Mẫu CV vị trí UX Designer cho bạn tham khảo
Mẫu 2:

Mẫu CV UX Designer sáng tạo
3. Một số lưu ý về CV xin việc ngành IT
Hiện nay, công nghệ thông tin là một ngành nghề hot, tuy nhiên lại có chuẩn đầu vào cao. Để trở thành một nhân viên IT chính thức không chỉ đòi hỏi bạn là một người có kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn. Ngoài ra có một bộ CV đẹp cũng góp phần quan trọng giúp bạn có được công việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự tạo cho mình một mẫu CV ấn tượng, hiểu được điều đó Jobdo đưa ra một vài lưu ý nhỏ về CV ngành công nghệ thông tin cho bạn.
3.1. Độ dài vừa đủ
Một CV đẹp là một CV có đầy đủ thông tin, nội dung, nhưng không được trình bày quá dài dòng. Nếu CV của bạn trình bày quá lan man và dài dòng nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để đọc hết nó. Ngoài ra, trình bày dài cũng khiến CV trở nên rối mắt, mất thẩm mỹ và không nêu bật được những điểm mạnh của bản thân. Vì thế để có một CV ấn tượng, độ dài CV chỉ nên gói gọn trong 1-2 trang giấy đồng thời câu chữ cũng cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.

CV không nên viết quá dài dòng
3.2. Có dẫn chứng cụ thể
Để tạo được sự tin cậy đối với nhà tuyển dụng, trong CV bạn không chỉ cần trình bày những kinh nghiệm, thành tích mà còn phải kèm theo những dẫn chứng, con số cụ thể. Điều này giúp làm nổi bật những ưu điểm của bạn đồng thời tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Qua đó, cho thấy được bộ CV của bạn có độ đáng tin cậy cao, nổi bật hơn so với những ứng viên khác.

Dẫn chứng cụ thể trong CV
3.3. Điều chỉnh đơn xin việc
Bạn nên điều chỉnh thông tin trong CV của mình phù hợp với từng công ty mà mình đang ứng tuyển. Tránh trường hợp gửi cùng một CV cho tất cả các công ty, bởi vì mỗi công ty đều có các yêu cầu khác nhau. Điều đó khiến nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến cv của bạn hơn. Vì thế, nên dành thời gian điều chỉnh để CV của bạn có thể hoàn thiện và phù hợp với mục đích cũng như công ty ứng tuyển nhé.

Điều chỉnh CV phù hợp với công ty ứng tuyển
3.4. Trình bày nội dung cần thiết
CV đạt chuẩn là phải trình bày được đầy đủ các nội dung cần thiết về bản thân cũng như về vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên tránh viết lan man những thông tin không liên quan khác không phù hợp với công việc đang ứng tuyển. Điều đó khiến CV của bạn dài dòng nhưng không đúng trọng tâm. Ngược lại hãy chú trọng trình bày những điều cần thiết để CV được ấn tượng hơn.

Trình bày những nội dung cần thiết trong CV
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết khi thiết kế một CV công nghệ thông tin mà Jobdo muốn gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể tạo được cho bản thân một CV xin việc ấn tượng. Qua đó có thể dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng và trở thành một nhân viên IT chính thức nhé. Jobdo chúc các bạn thành công.
>>>> ĐỌC NGAY:
- 10 mẫu CV front end “chất” nhất cho các ứng viên it
- 20 mẫu CV it developer cực chuẩn dành cho dân công nghệ