CV SEO bắt mắt sẽ gây ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiều, ứng viên cũng cần thể hiện được kỹ năng và trình độ chuyên môn của mình. Nếu bạn chưa chọn được mẫu CV phù hợp với bản thân, hãy đọc ngay nội dung dưới đây. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách viết một CV xin việc SEO chuẩn và đưa ra một số gợi ý phù hợp.
Mục Lục Bài Viết
1. Tổng quan về công việc SEO Executive
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện một CV nhân viên SEO, bạn nên đọc lại một số công việc mà người làm SEO sẽ phải thực hiện. Những nhiệm vụ chính của một nhân viên SEO có thể kể đến là:
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về lĩnh vực và các từ khóa liên quan.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng trang website theo từ khóa.
- Phân tích về đối thủ và website.
- Tối ưu cấu trúc website của doanh nghiệp để phù hợp với công cụ tìm kiếm và công việc SEO (Onpage + Offpage).
- Tạo ra nội dung phù hợp cho website.
- Lập kế hoạch SEO và triển khai nội dung.
- Viết bài content chuẩn SEO.
- Xây dựng backlink chất lượng trỏ về website.
- Kiểm tra từ khóa định kỳ để khắc phục sai sót.
- SEO từ khóa lên top của công cụ tìm kiếm và đảm bảo duy trì vị trí lâu dài.
- Xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình SEO
- Theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả SEO.
- Sử dụng các công cụ, phương pháp Marketing Online khác để tăng kết quả SEO.
\Nhiệm vụ của nghề SEO là lập kế hoạch SEO và triển khai nội dung
2. Hướng dẫn viết CV SEO chuẩn ngành
Một CV SEO chuẩn ngành sẽ bao gồm những thông tin gì? Cách trình bày mỗi nội dung như thế nào? Đây chính là những thắc mắc thường gặp khi một SEOer chuẩn bị một CV. Trong nội dung bên dưới, các bạn sẽ được chia sẻ cách viết phần thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và nhiều nội dung khác liên quan đến kỹ năng.
2.1 Thông tin cá nhân
Mẫu CV cho bất kỳ ngành nghề nào cũng không thể thiếu phần thông tin cá nhân. Khi viết CV để xin việc SEO, ứng viên cũng cần phải nên rõ ràng và chính xác các nội dung này. Một số nội dung cần phải có khi viết thông tin cá nhân là:
- Họ và tên ứng viên.
- Vị trí ứng tuyển.
- Số điện thoại.
- Email.
- Địa chỉ.
- Một số liên kết xã hội như Facebook, Linkedin hoặc trang web cá nhân.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 5 mẫu CV hành chính nhân sự đẹp, đơn giản được đánh giá cao
2.2 Mục tiêu nghề nghiệp
Thông qua mục tiêu nghề nghiệp nhân viên SEO, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự nhiệt huyết của bạn cho vị trí này. Ứng viên nên bắt đầu phần này với một đoạn tóm tắt về cá nhân. Đoạn văn đó chỉ nên có giới hạn từ 2 đến 6 dòng. Nếu bạn vừa bước chân vào nghề, việc chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp lại càng cho công ty thấy sự cố gắng và chân thật. SEO có rất nhiều cấp độ công việc và khát khao theo đuổi SEO của một nhân viên mới sẽ gây ấn tượng mạnh.

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự nhiệt huyết của bạn
2.3 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn cũng là một phương diện quan trọng để công ty đánh giá trình độ của các ứng viên. Bên cạnh các bằng cấp chính quy, bạn cũng có thể bổ sung những khóa học bổ trợ chuyên sâu. Bạn nên đề cập đến một số thông tin về trình độ học vấn như sau:
- Loại bằng cấp.
- Ngành học.
- Tên trường/ nơi học.
- Điểm trung bình (GPA).
- Thời gian học tập.
2.4 Kinh nghiệm làm việc
Khi trình bày trình nghiệp làm việc, bạn nên sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Thông thường, nội dung này sẽ được liệt kê từ hiện tại dần về quá khứ. Trong mỗi công việc, ứng viên phải nhắc đến các nhiệm vụ và kết quả mà bản thân đã đạt được. Đây là cách để công ty dễ dàng hiểu CV và đánh giá đúng hơn về năng lực của bạn.

Ứng viên phải nhắc đến các nhiệm vụ và kết quả mà bản thân đã đạt được
Đối với những SEOer chưa có kinh nghiệm, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Ứng viên có thể liệt kê những công việc liên quan đến chuyên ngành này vào CV xin việc. Ví dụ như những trang web theo dự án của bạn, bài viết SEO được đăng trên các nền tảng,… Bên cạnh đó, các công việc cộng tác viên về SEO hoặc content SEO cũng nên được viết vào CV.
2.5 Kỹ năng cá nhân
Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng cá nhân là điều kiện cốt lõi để đánh giá một ứng viên. Khi đọc một CV xin việc SEO, nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều thời gian để đọc về các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của bạn. Công ty cần biết được họ sẽ tốn bao nhiêu thời gian để đào tạo cho các nhân viên mới.
2.5.1 Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là một phần không thể thiếu trong CV chuẩn dành cho ứng viên nghề SEO. Bởi lẽ, công ty luôn mong muốn tìm kiếm những nhân tố có kiến thức vững chắc. Một số kỹ năng chuyên môn quan trọng đối với nghề SEO là:
- On-page/Off-page SEO.
- Nghiên cứu từ khóa.
- Phân tích thị trường và đối thủ.
- Thiết lập backlink.
- PPC (Google Adwords).
- Google Analytics.
- Hubspot.
- Thành thạo công cụ SEO như Screaming Frog, SEMRush, Ahrefs, Moz, Keyword planner và Majestic SEO.
- CMS về quản lý các nội dung như Magento, WordPress, Shopify và Joomla.
- SMM chiến lược Marketing nền tảng đa kênh trên mạng xã hội.
- CRO.
- Html, CSS và Javascript.
- Cấu trúc dữ liệu (RDFa, Microdata, JSON-LD).
- Content writing.
- Kỹ năng về UX.
- A/B testing.
- Microsoft Office.
- Adobe Photoshop.

Thiết lập backlink là một kỹ năng chuyên môn và SEOer cần có
2.5.2 Kỹ năng mềm
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm luôn được đề cao khi xin việc ở mọi lĩnh vực. Nghề SEO cũng đòi hỏi ứng viên phải trang trị các điều đó. Dưới đây là một số kỹ năng mềm cần thiết khi làm SEO mà bạn có thể thêm vào CV:
- Khả năng sáng tạo.
- Tư duy độc lập.
- Khả năng thích ứng nhanh với môi trường.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Nghiên cứu và báo cáo thông tin.
- Quản lý thời gian.
- Khả năng lãnh đạo.
- Làm việc nhóm.
>>>> LIÊN QUAN: Mẫu CV kế toán kho hoàn chỉnh & cách viết cv “ăn điểm” nhất
3. Tham khảo các mẫu CV xin việc SEO ấn tượng
Vừa rồi, mọi người đã được tìm hiểu về những nội dung cần phải có trong một chiếc CV xin việc nghề SEO. Nội dung này sẽ đưa ra những mẫu CV minh họa bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cùng khám phá nhé!
3.1 TOP 3 mẫu CV SEO bằng tiếng Việt
Khi xin việc SEO ở các công ty trong nước, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Việt để viết CV. Khi thực hiện, ứng viên cần trau chuốt về mặt nội dung và hình thức. Bởi vì vẻ bề ngoài sẽ thu hút nhà tuyển dụng những năng lực của bạn mới là yếu tố gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Dưới đây là 3 mẫu CV SEO đẹp bằng tiếng Việt:
Mẫu CV nhân viên SEO tiếng Việt với màu sắc ấn tượng, độc đáo:

Mẫu CV nhân viên SEO tiếng Việt với màu sắc ấn tượng, độc đáo
Mẫu CV xin việc SEO đơn giản viết bằng tiếng Việt:

Mẫu CV xin việc SEO đơn giản viết bằng tiếng Việt
Mẫu CV tiếng Việt sáng tạo dành cho nghề SEO:

Mẫu CV tiếng Việt sáng tạo dành cho nghề SEO
>>>> CHỦ ĐỀ HOT: CV thực tập sinh nhân sự giúp chinh phục vòng phỏng vấn
3.2 TOP 3 mẫu CV SEO bằng tiếng Anh
Bên cạnh các CV tiếng Việt, ứng viên cũng cần chuẩn bị cho mình một bản bằng tiếng Anh. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc xin việc ở các doanh nghiệp quốc tế sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Khi viết CV nghề SEO bằng tiếng Anh, bạn thực hiện tương tự như nội dung ở phiên bản tiếng Việt.
Mẫu CV tiếng Anh lạ mắt dành cho nhân viên SEO:

Mẫu CV tiếng Anh lạ mắt dành cho nhân viên SEO
Mẫu CV tiếng Anh tối giản đối với nghề SEO:

Mẫu CV tiếng Anh tối giản đối với nghề SEO
Mẫu CV SEO tông màu đen trắng bằng tiếng Anh:

Mẫu CV SEO tông màu đen trắng bằng tiếng Anh
4. Một số lưu ý khi viết CV nhân viên SEO
Sau khi tham khảo các mẫu CV do bài viết gợi ý, bạn đã có thể tự thiết kế cho bản thân một chiếc CV ứng tuyển công việc SEO. Khi viết một CV SEO, ứng viên cần chú ý đến một số điểm để không gây mất điểm trước nhà tuyển dụng. Do đó, trước khi bắt tay thực hiện, bạn nên đọc những lưu ý khi viết CV xin việc nhân viên SEO như sau:
- Đảm bảo đầy đủ các mục nội dung.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn định dạng CV.
- Viết nội dung ngắn gọn, súc tích.
- Độ dài CV không nên vượt quá 2 trang.
- Lựa chọn những kỹ năng cá nhân liên quan đến chuyên ngành SEO.

Ứng viên cần lựa chọn những kỹ năng cá nhân liên quan đến chuyên ngành SEO.
5. Các kỹ năng cần thiết cho nghề SEO
Nếu muốn trở thành một nhân viên SEO, bạn cần tìm hiểu về những yêu cầu của nghề này. Bên cạnh các tiêu chí làm việc thì SEOer phải có các kỹ năng cần thiết. Việc sở hữu những kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Dưới đây là 7 kỹ năng quan trọng đối với một người làm SEO:
5.1 Am hiểu kiến thức
Một người có nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác sau sẽ có lợi khi làm việc. Đặc biệt với nghề SEO, bạn sẽ tạo ra được nhiều lợi thế hơn nếu có thể tìm hiểu và biết được thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau hay có sự hiểu biết sâu rộng về các phần mềm dữ liệu. Do đó, ứng viên cần phải không ngừng nâng cao sự am hiểu kiến thức của bản thân.

Một người có nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác sau sẽ có lợi ở nghề SEO
5.2 Khả năng nghiên cứu
Kỹ năng nghiên cứu sẽ rất cần thiết cho một nhân viên SEO. Bạn phải có khả năng nghiên cứu và phân tích từ khoá SEO cho lĩnh vực đang thực hiện. Bên cạnh đó, nhân viên SEO cũng đưa ra so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và luôn cập nhật những thay đổi của công cụ tìm kiếm để tăng hiệu quả của công việc SEO. Chính vì thế, các ứng viên nên trau dồi khả năng nghiên cứu để tăng thêm cơ hội đậu công việc mong muốn.
5.3 Viết content chuẩn SEO
Ngày nay, SEO được xem là một lĩnh vực có sự cạnh tranh khá khốc liệt. Người làm SEO giỏi sẽ có xu hướng lấy nội dung làm chìa khoá để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, kỹ năng viết content chuẩn SEO sẽ giúp bài viết của bạn được lên top tìm kiếm sau khi đăng. Bởi vì những nội dung hữu ích, thú vị luôn thu hút nhiều độc giả.

Người làm SEO giỏi sẽ lấy nội dung làm chìa khoá để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm của đối tượng mục tiêu
5.4 Kỹ năng Google Adwords
Khi làm SEO, bạn chủ yếu sẽ làm việc với công cụ tìm kiếm Google. Do đó, kỹ năng Google Adwords sẽ giúp người làm SEO xây dựng kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng cáo Google một cách hiệu quả với mức ngân sách quy định. Nếu chưa thành thạo công cụ này, bạn nên đầu tư thời gian để tìm hiểu càng sớm càng tốt.
5.5 Kỹ năng viết code cơ bản
Nếu không có kiến thức cơ bản về viết code, SEOer sẽ khó để kiểm tra nhanh mã nguồn của một trang web hoặc xác định các tính năng quan trọng liên quan đến chiến dịch SEO của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo các chỉnh sửa mà không làm hỏng site. Chính vì thế, kỹ năng viết code cơ bản rất quan trọng đối với một người trong nghề SEO.

Kỹ năng viết code cơ bản rất quan trọng đối với một người trong nghề SEO
5.6 Kỹ năng làm việc nhóm
Ở bất kỳ lĩnh vực nào, kỹ năng làm việc nhóm luôn được đánh giá rất cao. Một nhân viên SEO chuyên nghiệp phải có kỹ năng làm việc chung với các thành viên khác trong tổ chức. Điều này giúp bạn để có thể dễ dàng tương tác và hoàn thành công việc một cách dễ dàng nhất. Đây cũng là một phương pháp rất hiệu quả để công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, đoàn kết.
5.7 Khả năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục được sử dụng trong các trường hợp bạn làm việc với khách hàng hoặc sếp. Khi thuyết phục khách hàng mua dịch vụ hoặc đề xuất các chiến dịch SEO cho cấp trên, nhân viên SEO phải sử dụng kỹ năng này để tạo sự tin cậy và thúc đẩy các quyết định có lợi. Tuy đây không phải là một kỹ năng thiết yếu cho nghề SEO, bạn cũng nên rèn luyện để giúp bản thân phát triển hơn.

Kỹ năng thuyết phục rất quan trọng khi làm việc với khách hàng hoặc sếp
Bài viết trên đây đã tổng hợp nhiều thông tin hữu ích xoay quanh việc thực hiện một CV SEO. Các bạn cần chuẩn bị các nội dung cẩn thận trước khi bắt tay thiết kế một mẫu CV đẹp mắt. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được giúp đỡ. Chúc mọi người sẽ tạo một bản CV phù hợp với riêng mình nhé!
>>>> CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- 9 mẫu CV trade marketing ấn tượng & cách viết CV chi tiết nhất
- Mẫu CV sales executive “10 điểm ấn tượng” & các lưu ý cần biết