Tại sao làm việc nhóm không hiệu quả trong một tổ chức? Điều này sẽ dẫn đến một số vấn đề như ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, tiến độ công việc. Vậy làm cách nào để giải quyết tình trạng này? Bài viết dưới đây hãy cùng Jobdo Blog chỉ ra 11 khó khăn làm việc nhóm và cách giải quyết nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Tương tác kém, thiếu kết nối giữa thành viên đội nhóm
Tương tác kém, thiếu kết nối giữa các thành viên đội nhóm là những khó khăn khi làm việc nhóm. Nếu một nhóm không có sự kết nối giữa các thành viên thì sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của nhóm. Môi trường làm việc hòa đồng, mọi người tương tác tốt với nhau sẽ giúp các thành viên thoải mái hơn trong công việc.
Cách giải quyết:
Để môi trường làm việc tăng tính kết nối giữa các thành viên cần sự chia sẻ, gần gũi nhau. Khi gặp khó khăn hãy nêu quan điểm của mình để cùng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Các thành viên trong nhóm nên tăng cường tương tác, gần gũi trực tiếp với nhau. Nếu nhóm bạn làm việc từ xa, hãy gặp gỡ nhau và giao tiếp thông qua các cuộc gọi video thay vì chỉ gọi điện thông thường.
2. Xung đột, mâu thuẫn nhóm thường xuyên xảy ra
Xung đột, mâu thuẫn nhóm là một trong số những khó khăn khi làm việc theo nhóm. Thông thường, một nhóm sẽ gồm nhiều thành viên cùng tham gia. Mỗi cá nhân sẽ có một tính cách, một quan điểm riêng của mình và ai cũng có chính kiến để bảo vệ lý lẽ. Chính vì vậy, khi mẫu thuẫn không được điều hòa sẽ dẫn đến xung đột. Đây là vấn đề phổ biến trong bất cứ nhóm nào khi làm việc nhóm.
Cách giải quyết
Đầu tiên, hãy tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là gì? Thông thường, nguồn gốc của mâu thuẫn thường đến từ sự bất đồng trong quan điểm và trái chiều ý kiến. Do đó, để giải quyết tình trạng trên, mỗi cá nhận cần tự biết quản lý cảm xúc của mình, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác. Điều này sẽ giúp điều hòa mâu thuẫn và giúp các thành viên gắn bó với nhau hơn.
3. Làm việc một cách thụ động
Trong một nhóm, không phải cá nhân thành viên nào cũng có tinh thần chủ động và sẵn sàng cống hiến, làm việc hết sức. Một trong những khó khăn của làm việc nhóm đó là xu hướng làm việc thụ động, ỷ lại. Những thành viên này thường có xu hướng bị động, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, không sẵn sàng nhận việc mà luôn chờ người khác giao việc cho. Làm việc một cách thụ động không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân đấy mà còn làm giảm hiệu quả làm việc của cả nhóm.
Cách khắc phục:
Nếu bạn là nhóm trưởng bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên và cho họ tự nhận việc. Bên cạnh đó, trưởng nhóm nên thường xuyên chia sẻ với các thành viên để họ nêu ra quan điểm và bày tỏ ý kiến của mình. Các thành viên trong nhóm cần tương tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
4. Tâm lý nể nang, ngại va chạm
Tâm lý nể nang được coi là một trong những khó khăn thường gặp khi làm việc nhóm. Tâm lý này thường xảy ra ở những cá nhân có quan hệ thân thiết hơn với các thành viên khác. Khi đó, họ sẽ ngại nêu ra quan điểm của bản thân và sợ mất lòng đồng nghiệp của mình. Tuy vậy, tâm lý này thường dẫn đến những hậu quả như làm việc nhóm kém hiệu quả bởi khi một ý kiến được đưa ra mà không có ai tranh luận, nêu quan điểm thì hiệu quả công việc sẽ bị giảm xuống.
Cách giải quyết:
Nếu gặp phải vấn đề trên hãy đảm bảo tình cảm cá nhân không ảnh hưởng đến lợi ích nhóm. Các thành viên trong nhóm cần thẳng thắn đưa ra nhận xét, góp ý để giúp nhau cùng phát triển.

Group of business colleagues working in a boardroom meeting.
5. Cá nhân lười biếng, ỷ lại vào nhóm
Lười biếng, ỷ lại là tâm lý đáng lo ngại trong làm việc nhóm và đây cũng là khó khăn phổ biến cần khắc phục. Một số thành viên trong nhóm có tâm lý ỷ lại vì cho rằng sẽ có người khác làm thay phần việc của mình. Nguyên nhân của hiện trạng này là do ai cũng nghĩ rằng công sức bản thân bỏ ra sẽ không gây ảnh hưởng đến lợi ích chung. Nếu các thành viên nhận thấy rằng công sức bản thân bỏ ra chưa xứng đáng với lợi ích nhận được thì họ cũng có tâm ký lười biếng, bỏ ít công sức trong quá trình làm việc nhóm.
Cách giải quyết:
Để tránh tình trạng cá nhân lười biếng, ỷ lại trong làm việc nhóm cần có sự phân công công việc cụ thể, công bằng. Khi được phân công đúng người, đúng nhiệm vụ sẽ giúp họ hiểu rõ nhiệm vụ và công việc mình đảm nhận và cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Các thành viên trong nhóm hỗ trợ, giúp đỡ nhau để hoàn thành đúng tiến độ công việc. Để tăng hiệu quả làm việc nhóm, mỗi cá nhân nên tự cải thiện kỹ năng của mình, có tinh thần trách nhiệm cao chủ động trong công việc.
6. Suy nghĩ vấn đề kiểu thua – thắng
Nhiều cá nhân trong một nhóm thường có suy nghĩ kiểu thắng – thua vì cho rằng ý kiến của mình luôn đúng. Họ luôn đặt lợi ích cá nhân lên cao hơn lợi ích tập thể, đòi hỏi quyền lợi cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích chung của nhóm. Những người có suy nghĩ này thường hay mâu thuẫn với các thành viên khác và điều này là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm.
Cách giải quyết:
Trong một nhóm, mỗi cá nhân nên chía sẻ quan điểm với nhau, tổ chức khuyến khích các thành viên tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi xảy ra xung đột.
7. Không quan tâm kết quả chung của nhóm
Trong một nhóm, không phải cá nhân nào cũng quan tâm đến kết quả chung của cả nhóm. Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân bản thân thành viên đó. Đây cũng là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm cần khắc phục. Họ chỉ quan tâm đến công việc của mình, không quan tâm đến tiến độ chung của cả nhóm. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là dù bạn có năng lực nhưng không biết cách phối hợp đồng bộ cùng các thành viên khác thì vẫn thất bại. Nên nhớ, một nhiệm vụ chỉ hoàn thành xuất sắc khi tất cả mọi người đều chung tay góp sức hoàn thành.
Cách giải quyết:
Lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể luôn song hành cùng với nhau chính vì thế cần biết cân bằng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, bạn cần xác định mục tiêu của cá nhân hỗ trợ cho lợi ích của tập thể. Hơn nữa, mỗi cá nhân cũng cần có thái độ ham học hỏi, chia sẻ góp ý với đồng nghiệp để giúp nhau cùng đạt được mục đích công việc tốt nhất. Ngoài ra, vài trò của người quản lý cũng quan trọng trong việc khuyến khích, hỗ trợ nhân viên của mình.

Portrait of an excited businesspeople giving each other high five for successful business at office
8. Cái tôi quá cao dẫn đến làm việc nhóm không hiệu quả
Cái tôi quá cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến làm việc nhóm không hiệu quả. Thông thường, một nhóm sẽ gồm nhiều cá nhân có năng lực và trình độ khác nhau vì vậy việc bất đồng ý kiến là điều có thể xảy ra. Nếu một cá nhân chỉ chăm chăm coi mình là nhất, luôn đặt cái tôi của mình lên trên những người khác và coi thường ý kiến của mọi người thì mâu thuẫn rất dễ xuất hiện.
Cách giải quyết:
Mỗi cá nhân trong tập thể nên chia sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Bạn nên học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến quan điểm của mọi người đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân. Khi làm sai hãy mạnh dạn nhận lỗi và sửa đổi, có như thế mới cùng nhau phát triển và hoàn thành tốt mục tiêu chung.
9. Không có sự tin tưởng giữa các thành viên
Trong một nhóm làm việc cùng nhau, điều quan trọng nhất là các thành viên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể đã quen với cách làm việc một mình và tự đưa ra quyết định, nhưng điều đó là không tốt khi gắn vào tập thể. Trng một nhóm, mỗi thành viên cần có sự tin tưởng để đưa ra các quyết định sáng suốt nhất. Chỉ có niềm tin mới giúp mọi người gắn kết và nâng cao hiệu suất làm việc. Kém tin tưởng lẫn nhau là một điểm yếu và là một trong những khó khăn thường gặp trong quá trình làm việc nhóm.
Cách giải quyết:
Xây dựng cho bản thân mình niềm tin vào đối phương. Bạn nên chia sẻ và lắng nghe cộng sự của mình để gia tăng niềm tin vào họ. Hãy cố gắng quan sát nhiều hơn để có những đánh giá phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần tích cực kết nối, trao đổi với mọi người để khắc phục khó khăn trong khi làm việc nhóm.
10. Điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên không được chú ý
Trong một nhóm làm việc luôn tồn tại các thành viên có tính cách khác nhau. Mỗi cá nhân nếu không biết cân bằng và kìm chế tính cách, kỹ năng của mình thì sẽ dẫn đến bất đồng trong làm việc nhóm. Vì vậy, nếu bạn là người quản lý hãy chú ý đến điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên để có sự phân công nhiệm vụ sao cho phù hợp với năng lực của từng người. Khi điểm mạnh của một người được phát huy thì năng suất công việc sẽ nâng lên và kết quả mang lại sẽ tốt hơn. Ngược lại, nếu không được giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng sẽ dẫn đến áp lực công việc và giảm hiệu suất công việc.
Cách giải quyết:
Trưởng nhóm nên chú ý đến năng lực và nguyện vọng của từng thành viên trong nhóm để giao cho họ những nhiệm vụ phù hợp nhất. Ngoài ra, các thành viên cũng nên chia sẻ, giúp đỡ nhau để nâng cao kỹ năng. Mỗi cá nhân cũng nên có tinh thần học hỏi, khắc phục điểm yếu để nâng cao trình độ, xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân để phát huy một cách tốt nhất năng lực của mình.
11. Đưa ra quá nhiều quy tắc
Thông thường, trong một nhóm làm việc luôn có những quy tắc để các cá nhân làm theo. Điều này rất tốt trong việc duy trì kỷ luật của nhóm và giúp các cá nhân tuân theo một quy tắc nhất định. Tuy nhiên, nếu lạm dụng điều này sẽ mang lại kết quả ngược lai. Một nhóm có quá nhiều quy tắc sẽ vừa tốn thời gian mà không mang lại hiệu quả.
Cách khắc phục
Nếu bạn là trưởng nhóm, thay vì dàn trải và đưa ra những quy tắc không cần thiết, bạn nên tập trung vào một số quy tắc nhất định. Điều này không những làm giảm áp lực cho các thành viên nhóm mà còn tác động lớn đến hiệu suất làm việc. Các thành viên cũng cần chia sẻ thông tin, có tinh thần kỷ luật, tự giác để cả nhóm đạt được lợi ích cao nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc 11 khó khăn làm việc nhóm không hiệu quả và cách khắc phục. Hi vọng những kiến thức bổ ích trên có thể giúp bạn nâng cao năng lực trong quá trình làm việc nhóm. Đừng quên theo dõi Jobdo Blog để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!
Một số thông tin liên quan mà bạn không nên bỏ lỡ:
- Các giai đoạn phát triển nhóm hiệu quả [Hướng dẫn chi tiết]
- Mục Tiêu Trong 3 Năm Tới Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
- Cách Lập Kế Hoạch Cho Bản Thân Chi Tiết, Chuyên Nghiệp
- Viết Mục Tiêu Thực Tập Doanh Nghiệp Chuẩn Nhất [Kèm Ví Dụ]