Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh gồm những giai đoạn nào? Để các bạn có cái nhìn tổng quát và định hình kế hoạch sự nghiệp trong tương lai, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mọi người xây dựng lộ trình thăng tiến hoàn chỉnh nhất. Dù bạn là người có nhiều kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm, các bạn cũng đừng bỏ lỡ những bí kíp “vàng” này nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp là gì?
Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp là một sơ đồ dùng để định hướng phát triển trong công việc. Thông qua đó, các nhân viên sẽ hình dung được con đường dẫn đến vị trí cao nhất. Việc áp dụng quy trình thăng tiến đúng cách giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng của bản thân. Ngoài ra, mọi người còn có thể tạo mục tiêu và động lực để tự phát triển.

Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp là một sơ đồ dùng để định hướng phát triển trong công việc.
2. Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh
Đối với bất kỳ một lĩnh vực nào, việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp cho công ty và đội ngũ nhân sự. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh chuẩn nhất mọi người có thể tham khảo.
2.1. Cấp bậc 1: Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là vị trí đầu tiên trong lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên kinh doanh của công ty là rất lớn. Mọi người cần lưu ý rằng, khi nhu cầu tuyển dụng lớn đồng nghĩa với tỷ lệ đào thải cao. Tuy nhiên, nếu các bạn chăm chỉ và làm việc nỗ lực thì sẽ có mức thu nhập xứng đáng. Vậy, công việc chính của vị trí này là gì thì bạn hãy tìm hiểu dưới đây.
>>>> ĐỌC NGAY: Lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing hiệu quả từ A – Z
2.1.1. Mô tả công việc
Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó, thì mọi người cần nắm được đầy đủ những nhiệm vụ mà công việc này phải làm. Dưới đây là một số nhiệm vụ mà nhân viên cần biết đó là:
- Đầu tiên, mọi người hãy đi tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty để gia tăng doanh thu.
- Không những vậy, bạn cần phải tư vấn và giới thiệu các thông tin cần thiết cho khách hàng.
- Ngoài ra, nhân viên nên đàm phán và thuyết phục khách hàng để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình.
- Bạn có thể sẽ nhận được các phản hồi từ khách hàng. Từ đó, mọi người tiến hành giải quyết các phản hồi trong quyền hạn.

Hãy tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty để gia tăng doanh thu
2.1.2. Yêu cầu kỹ năng
Với một nhân viên kinh doanh giỏi thì mọi người cần có khả năng học thuộc các dòng sản phẩm, dịch vụ của công ty trong khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, nói chuyện tự tin và cuốn hút, chững chạc. Qua đó, mọi người sẽ có nhiều mối quan hệ để mở rộng nguồn khách hàng cho mình. Không chỉ vậy, nhân viên kinh doanh phải là một người sử dụng ngoại ngữ thành thạo.

Nhân viên kinh doanh cần có khả năng học thuộc dịch vụ của công ty
2.1.3. Mức thu nhập
Theo như thống kê mới nhất ở những doanh nghiệp, thì mức thu nhập của các nhân viên kinh doanh trung bình rơi vào khoảng 13.000.000đ/tháng. Dải lương phổ biến hiện này mà mọi người có thể nhận là từ 9.300.000 – 18.600.000đ/tháng. Đây là mức lương không hề nhỏ so với các ngành khác trên thị trường lao động.

Thu nhập của nhân viên kinh doanh trung bình khoảng 13 triệu/tháng.
2.1.4. Những lưu ý
Tại vị trí nhân viên kinh doanh đang có sự đào thải rất lớn vì nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào doanh số cá nhân. Thông qua đó, các bạn sẽ phải chịu một áp lực cạnh tranh khủng khiếp từ công ty. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn để mọi người kiểm chứng sự phù hợp và niềm đam mê với công việc này. Nếu bạn vượt qua thì đã đến lúc thiết lập lộ trình thăng tiến cho bản thân mình.

Tại vị trí nhân viên kinh doanh đang có sự đào thải rất lớn
2.2. Cấp bậc 2: Chuyên viên kinh doanh
Sau khoảng hơn 2 năm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, tùy theo quy cách tổ chức của công ty, thì bạn sẽ được thăng chức lên vị trí chuyên viên kinh doanh. Đây là vị trí khắc nghiệt và gian nan hơn những công việc của nhân viên kinh doanh. Do đó, mọi người cần có kiến thức cơ bản về công việc này, hãy tham khảo dưới đây nhé.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Lộ trình thăng tiến 5 cấp độ chi tiết giúp “lên như diều gặp gió”
2.2.1. Mô tả công việc
Đối với một chuyên viên kinh doanh, bạn sẽ phải quản lý các nhân viên kinh doanh đã được phân công. Ngoài ra, mọi người được tham gia vào tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên kinh doanh mới. Các công việc khác cũng tương tự với vị trí nhân viên kinh doanh.

Bạn sẽ phải quản lý các nhân viên kinh doanh đã được phân công.
2.2.2. Yêu cầu kỹ năng
Để có thể làm tốt công việc này, thì mọi người cần rèn luyện kỹ năng quản lý và lên kế hoạch kinh doanh cho nhóm. Đồng thời, bạn hãy nên hoàn tất quá trình học quản trị kinh doanh, ngành học khác liên quan đến kinh doanh. Hơn vậy, bạn thử tham gia vài buổi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

Mọi người cần rèn luyện kỹ năng quản lý và lên kế hoạch kinh doanh cho nhóm
2.2.3. Mức thu nhập
Như thống kê cho thấy, ở vị trí chuyên viên kinh doanh sẽ có mức thu nhập trung bình vào khoảng 20.000.000đ/tháng. Phổ lương mà mọi người nhận được dao động từ 13.000.000 đến 20.000.000 đ/tháng.

Chuyên viên kinh doanh sẽ có mức thu nhập trung bình khoảng 20 triệu/tháng.
2.2.4. Những lưu ý
Ở vị trí này, doanh số bán hàng không còn của riêng bạn nữa mà là của cả một Team. Khi đó, một người quản lý giỏi sẽ phải biết dẫn dắt nhân viên đi đến thành công. Vì vậy, bạn đừng ngại hỗ trợ hay chia sẻ kinh nghiệm với các nhân viên cấp dưới của mình.

Hãy đọc kỹ những lưu ý
2.3. Cấp bậc 3: Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là một trong các vị trí có mặt ở lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh khi bạn đã có kinh nghiệm hơn 5 – 7 năm trong ngành nghề này. Ở vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chí tuyển dụng. Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh có một khối lượng công việc hàng ngày rất lớn. Do đó, để làm tốt công việc ở vị trí này thì mọi người cần có những kiến thức chuyên môn. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo ngay dưới đây:
2.3.1. Mô tả công việc
Đầu tiên, bạn là người lên chiến lược và kế hoạch liên quan đến mục tiêu gia tăng doanh thu cho công ty. Hơn hết, mọi người sẽ tuyển dụng, hướng dẫn nhân viên mới và đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho những nhân viên cũ. Đồng thời, trưởng phòng kinh doanh có thể thực hiện sa thải, cho nghỉ việc với nhân viên không đạt yêu cầu. Không những thế, bạn sẽ có các công việc khác nằm trong quyền hạn của mình.

Bạn là người lên chiến lược và kế hoạch cho mục tiêu gia tăng doanh thu cho công ty.
2.3.2. Yêu cầu kỹ năng
Với vị trí trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi bạn phải có kỹ năng chuyên môn cao. Không chỉ vậy, mọi người cần có kỹ năng tạo mối quan hệ tốt với các phòng ban liên quan. Điều quan trọng nhất là bạn phải có kỹ năng quản lý và dẫn dắt cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.

Với vị trí trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi bạn phải có kỹ năng chuyên môn cao.
2.3.3. Mức thu nhập
Trưởng phòng kinh doanh là vị trí có mức thu nhập khá cao trong ngành này. Theo như số liệu thống kê, thì mức thu nhập trung bình vào khoảng 35 000 000đ/tháng. Hiện nay, mức lương thu nhập mà các bạn nhân được phổ biến từ 16 triệu – 32 triệu/tháng.

Trưởng phòng kinh doanh là vị trí có mức thu nhập khá cao trong ngành này.
2.3.4. Những lưu ý
Không phải công ty nào cũng đề bạt chuyên viên lên làm trưởng phòng kinh doanh. Nếu có thì bạn sẽ vấp phải những cuộc cạnh tranh lớn giữa nhiều bộ phận. Do vậy, mọi người đừng ngại thử sức bằng cách ứng tuyển ở môi trường làm việc mới. Qua đó, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình.

Không phải công ty nào cũng đề bạt chuyên viên lên làm trưởng phòng kinh doanh.
2.4. Cấp bậc 4: Giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh là một vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Ngoài ra, vị trí này thường chỉ có tại những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn. Do vậy, yêu cầu tuyển dụng cho vị trí như vậy rất khắt khe về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý. Bạn có thể tham khảo những yêu cầu cho vị trí giám đốc dưới đây.
2.4.1. Mô tả công việc
Trước hết, bạn sẽ là người quản lý toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, mọi người sẽ tham gia và quyết định tuyển dụng nhân viên vào làm việc. Hơn vậy, bạn sẽ có rất nhiều công việc liên quan nằm trong quyền hạn của giám đốc.

Bạn sẽ là người quản lý toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4.2. Yêu cầu kỹ năng
Ở vị trí giám đốc kinh doanh đòi hỏi bạn phải có kỹ năng chuyên môn rất cao. Không những vậy, mọi người cần có kỹ năng quản lý và kỹ năng tạo mối quan hệ tốt với các công ty khách hàng. Điều quan trọng nhất là bạn phải có kỹ năng lập nên các chiến lược kinh doanh độc, lạ mà vẫn thu hút được khách hàng.

Mọi người cần có kỹ năng quản lý và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
2.4.3. Mức thu nhập
Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh có thể lên đến 55 triệu/tháng. Hiện nay, mức lương phổ biến vào khoảng 23 triệu – 44 triệu/tháng. Đương nhiên, đây chỉ là thông tin để mọi người tham khảo còn mức thu nhập thực tế còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh có thể lên đến 55 triệu/tháng
2.4.4. Những lưu ý
Ở vị trí này sẽ đặt ra khá nhiều áp lực trong giai đoạn ứng tuyển và sau khi trúng tuyển. Vì vậy, trong suốt quá trình từ nhân viên đến khi lên chức giám đốc, bạn phải luôn nghiêm túc trau dồi và rèn luyện bản thân. Thông qua đó, bạn sẽ thuận lợi hoàn thành lộ trình thăng tiến khi có cơ hội.

Ở vị trí này sẽ đặt ra khá nhiều áp lực trong giai đoạn ứng tuyển và sau khi trúng tuyển.
>>>> TIN LIÊN QUAN: 9 cách tăng thu nhập cá nhân tại nhà hiệu quả, đơn giản, an toàn
3. Lợi ích của xây dựng lộ trình thăng tiến
Bên cạnh mỗi cá nhân xây dựng lộ trình thăng tiến để tự phấn đấu mà các công ty cũng có lộ trình phát triển chi tiết vạch ra cho nhân viên thực hiện. Vậy, những lợi ích của việc xây dựng lộ trình đó là gì thì mọi người hãy tìm hiểu dưới đây ngay nhé.
3.1. Đối với cá nhân
Việc xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết sẽ giúp mọi người có định hướng công việc dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn hiểu được mình đang cố gắng chăm chỉ cho điều gì và tạo ra giá trị gì. Khi bạn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nhưng chưa chắc được thăng chức lên vị trí cao hơn.
Trong trường hợp, bạn không nỗ lực hết mình bởi một chức vụ thì sẽ có rất nhiều nhân viên khác sẽ cố gắng đạt được vị trí đó. Chính vì thế, lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh sẽ là một bàn đạp hoàn hảo để mọi người nhìn vào đó và nâng cao năng suất làm việc.

Xây dựng lộ trình thăng tiến sẽ giúp mọi người định hướng công việc
3.2. Đối với doanh nghiệp
Khi công ty có lộ trình thăng tiến cụ thể giúp thu hút và chiêu mộ được rất nhiều nhân tài. Bạn sẽ có thái độ tích cực khi thấy doanh nghiệp quan tâm, có kế hoạch phát triển cụ thể. Đồng thời, công ty sẽ giảm được tỷ lệ làm việc của nhân viên trong công ty. Nếu đơn vị không có lộ trình phát triển thì nhân viên sẽ tìm kiếm môi trường làm việc khác.

Khi công ty có lộ trình thăng tiến cụ thể giúp thu hút và chiêu mộ được rất nhiều nhân tài.
4. Quy trình xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp
Như vậy, bộ phận kinh doanh được gọi là “linh hồn” của một doanh nghiệp. Hơn hết, bộ phận này còn là nguồn năng lượng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức. Mỗi nhân viên đều góp giá trị tích cực cho sự phát triển bền vững của công ty. Do đó, lộ trình thăng tiến nhân viên kinh doanh sẽ được tìm hiểu dưới đây.
- Khung sườn: Với bộ khung này sẽ là nền tảng và tiền đề để định hướng nghề nghiệp cho nhân viên. Vì thế, bạn đang giúp nhân viên hình dung lộ trình thăng tiến thì việc cần phải làm đó là:
- Đầu tiên, mọi người chuẩn bị sơ đồ cơ bản minh họa những vị trí tiềm năng trong ngành nghề.
- Hơn nữa, bạn cũng nên trình bày sơ qua cơ hội phát triển theo chiều ngang và dọc
- Trình tự cấp bậc: Cấp bậc của nhân viên càng cao thì quyền lợi và quyền lực sẽ càng lớn. Dưới đây là trình tự cấp bậc mà lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh hướng đến:
- Nhân viên kinh doanh: Đây là vị trí khởi đầu tương đối ổn tỏng lộ trình phát triển này. Với vị trí này, nhà tuyển dụng không khắt khe và chấp nhận ứng viên chưa có kinh nghiệm. Trong khi đó, yêu cầu về số lượng nhân sự rất lớn nên mọi người càng dễ dàng trúng tuyển.
- Chuyên viên kinh doanh hay trưởng bộ phận kinh doanh: Tùy thuộc vào mô hình tổ chức của công ty mà bạn sẽ được lên chức chuyên viên hay trưởng bộ phận kinh doanh. Ở vị trí này, bạn sẽ phải quan tâm và giám sát cả Team. Qua đó, bạn học được kỹ năng quản lý, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên.
- Trưởng phòng kinh doanh: Để có thể làm ở vị trí này, bạn phải là người có rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, vị trí này đòi hỏi sở hữu nhiều mối quan hệ tốt với bộ phận khác. Không những thế, bạn cần thành thạo nhiều công cụ đánh giá và phân tích những dữ liệu.
- Giám đốc kinh doanh: Đây là vị trí cao nhất trong quy trình thăng tiến của các bạn. Nhưng chức vụ này thường có ở nhiều công ty lớn hay tập đoàn. Để trở thành giám đốc thì bạn phải có rất nhiều kinh nghiệm ( từ 10 năm trở lên). Đồng thời, mọi người sở hữu chuyên môn cao, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe khác.

Cấp bậc của nhân viên càng cao thì quyền lợi và quyền lực sẽ càng lớn
- Xác suất hiệu suất: Trước hết, bạn cần xác định hiệu suất làm việc. Việc xác định này bằng cách ghi lại những hành vi và kết quả làm việc của bản thân. Các lãnh đạo công ty cũng cần làm việc này. Bởi vì, xác định hiệu suất sẽ giúp nắm bắt chính xác năng lực của toàn bộ nhân viên. Mọi người có thể sử dụng các phần mềm đánh giá nhân viên để việc xác định dễ dàng hơn.

Bạn cần xác định hiệu suất làm việc.
Trên đây, là toàn bộ những thông tin chi tiết về lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã có cho mình thông tin hữu ích về quy trình thăng tiến. Qua đó, mọi người sẽ chọn được một lộ trình riêng cho mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này thì các bạn hãy bình luận dưới bài viết để được tư vấn nhé!
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ:
- 20 phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo giỏi nhất định phải có
- Dev là nghề gì? dev lương bao nhiêu? Tất tần tật về developer