Lộ Trình Thăng Tiến Của Nhân Viên Marketing Hiệu Quả Từ A-Z

Bởi BTVSEODO123
322 Lượt xem

Xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing gồm các giai đoạn như thế nào để bạn có cái nhìn tổng quát về sự nghiệp trong tương lai? Chắc hẳn là thắc mắc mà nhiều người muốn tìm câu trả lời. Đặc biệt đây là câu hỏi của nhân viên có ít kinh nghiệm làm việc. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn xây dựng lộ trình thăng tiến chỉn chu nhất để có cơ hội tiến xa hơn trong công việc. Hãy theo dõi ngay ở dưới đây nhé!

1. Tổng quan về Marketing và cơ hội nghề nghiệp

Đầu tiên, Marketing là một ngành nghề vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Để có thể thăng tiến trong công việc thì công ty phải có chiến lược phù hợp và hiệu quả. Với sự phát triển kinh tế hiện nay, nhà đầu tư cần bước chuyển mình để thăng tiến trong công việc.

lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Marketing là một ngành nghề vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh.

Một nhân viên có chiến lược Marketing tốt và đưa ra phương pháp phù hợp cho công ty thì sẽ có sự thăng tiến trong công việc. Với thị trường kinh tế ngày càng đưa ra phương pháp Marketing khác nhau để cạnh tranh và tạo chỗ đứng ngày càng lớn mạnh. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nguồn lực Marketing ngày càng mạnh mẽ. Thông qua đó, ứng viên sẽ hướng đến một thăng tiến và sự phát triển lâu dài trong công việc.

Không chỉ vậy, Marketing còn là hình thức tiếp thị khách hàng và kết nối với nhiều doanh nghiệp. Một công ty muốn thăng tiến trong công việc thì cần thu hút và đầu tư nhiều vào mảnh Marketing. Đồng thời, doanh nghiệp này phải đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả nhất.

lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Marketing còn là hình thức tiếp thị khách hàng và kết nối với nhiều doanh nghiệp

2. Xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing

Dù ở lĩnh vực nào hay ngành nghề nào, trong công ty nào, thì việc xây dựng lộ trình công danh với nhân viên Marketing sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp cho doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing chuẩn nhất mà mọi người có thể tham khảo.

2.1. Cấp độ 1: Entry-Level (Nhân viên Marketing)

Entry-Level là vị trí đầu tiên trong lộ trình thăng tiến ngành Marketing. Đồng thời, công việc Marketing ở cấp độ Entry Level là cách tốt nhất để bạn bước chân vào ngành. Vị trí, yêu cầu công việc Marketing là gì thì mọi người hãy tìm hiểu ngay ở dưới đây nhé.

2.1.1. Các vị trí cụ thể

Để trở thành một nhân viên Marketing giỏi của doanh nghiệp nào đó thì bạn cần nắm vững những vị trí làm việc trong Entry-Level. Dưới đây là một số vị trí cụ thể mà mọi người có thể làm đó là:

  • Account Coordinator: Công việc chính của bạn là điều phối viên Account
  • Social Media Coordinator: Nhiệm vụ chính của vị trí này là điều phối viên truyền thông xã hội
  • Project Coordinator: Với vị trí như vậy thì các bạn sẽ là người điều phối viên dự án
  • Marketing Coordinator: Ứng viên sẽ đảm nhận là một điều phối viên Marketing
  • Event Marketing Coordinator: Vị trí này có nghĩa là điều phối viên Event Marketing
  • Event Marketing Specialist: Bạn sẽ đảm nhận là một chuyên viên Event Marketing
  • Marketing Specialist: Đây là một chuyên viên Marketing.
lộ trình công danh với nhân viên Marketing

Event Marketing Coordinator là điều phối viên Event Marketing

>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Lộ trình thăng tiến 5 cấp độ chi tiết giúp “lên như diều gặp gió”

2.1.2. Yêu cầu công việc

Bạn là một nhân viên cấp Entry-Level thì cần phải thể hiện được năng lực và khả năng hoàn thiện các nhiệm vụ cơ bản. Qua đó, mọi người sẽ nhận được khá nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Không chỉ vậy, ứng viên cần có khả năng sáng tạo và kỹ năng trình bày báo cáo. Ngoài ra, bạn phải là một người dám chịu trách nhiệm điều phối một sự kiện hay dự án đặc biệt.

lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Bạn phải thể hiện được năng lực và khả năng hoàn thiện các nhiệm vụ cơ bản.

2.2. Cấp độ 2: Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Marketing Manager là một trong các cấp bậc trong Marketing vị trí có mặt ở lộ trình phát triển của nhân viên. Ở vị trí quản lý Marketing sẽ có nhiều yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chí tuyển dụng. Ngoài ra, vị trí này có một khối lượng công việc hàng ngày rất lớn. Do đó, để làm tốt công việc ở vị trí này thì bạn cần biết kiến thức chuyên môn về các vị trí cụ thể. Mọi người hoàn toàn có thể tham khảo ngay ở dưới đây:

2.2.1. Các vị trí cụ thể

Bạn là một người quản lý Marketing giỏi thì cần nắm được những nhiệm vụ chi tiết của từng vị trí cụ thể. Từ đó, mọi người có thể phân chia công việc cho cấp dưới hợp lý hơn. Vì vậy, những vị trí và nhiệm vụ của từng vị trí đó sẽ được đề cấp dưới đây:

  • Advertising Manager: Công việc chính là quản lý quảng cáo
  • Public Relations Manager: Bạn sẽ là người quản lý PR
  • Promotions Manager: Nhiệm vụ của vị trí này là quản lý quảng bá
  • Brand Manager: Bạn sẽ là người quản lý thương hiệu
  • Sales Manager: Công việc là làm quản lý bán hàng
  • Social Media Manager: Nhiệm vụ cho vị trí này là quản lý phương tiện truyền thông xã hội
  • Community Manager: Với vị trí này thì bạn sẽ quản lý cộng đồng
  • Product Marketing Manager: Đây là quản lý Marketing sản phẩm
lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Promotions Manager là quản lý quảng bá

2.2.2. Yêu cầu công việc

Với vị trí là quản lý Marketing, thì đòi hỏi mọi người phải có khả năng lãnh đạo. Đồng thời, ứng viên cần có kinh nghiệm trong công việc từ 3-4 năm. Không chỉ thế, bạn cần phải phối hợp thực hiện những chiến lược Marketing và thiết lập quy trình. Hơn vậy, bạn sẽ là người đào tạo và dẫn dắt các nhân viên Entry-Level hoàn thành nhiệm vụ.

Các cấp bậc trong Marketing

Với vị trí là quản lý Marketing, thì đòi hỏi mọi người phải có khả năng lãnh đạo.

2.3. Cấp độ 3: Director of Marketing (Giám đốc phòng Marketing)

Sau khoảng 6-7 năm làm việc ở vị trí quản lý Marketing, tùy theo quy cách tổ chức của công ty, thì bạn sẽ được thăng chức lên vị trí giám đốc phòng Marketing. Đây là vị trí khắc nghiệt và gian nan hơn những công việc của Marketing Manager. Do đó, mọi người cần có kiến thức cơ bản về chức vụ này, hãy tham khảo dưới đây nhé.

2.3.1. Các vị trí cụ thể

Để có thể phân chia công việc cho nhân viên phù hợp với năng lực thì Director Of Marketing phải có cho mình những thông tin chi tiết về từng vị trí trong ngành. Từ đó, nhân viên sẽ phát huy hết điểm mạnh của mình vào nhiệm vụ mình được giao. Vì thế, các vị trí cụ thể phải kể đến đó là:

  • Director of Marketing Research: Nhiệm vụ chính của vị trí này là giám đốc nghiên cứu thị trường
  • Director of Advertising sales: Công việc chính đó là làm giám đốc quảng cáo bán hàng
  • Director of Media: Đây là một vị trí giám đốc truyền thông
  • Director of Public Relations: Có nghĩa là một giám đốc PR
  • Director of Marketing Analytics: Mọi người sẽ là làm giám đốc phân tích Marketing khi ứng tuyển vào vị trí này
lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Director of Media là giám đốc truyền thông

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 9 cách tăng thu nhập cá nhân tại nhà hiệu quả, đơn giản, an toàn

2.3.2. Yêu cầu công việc

Với vị trí này, thì bạn sẽ tập trung vào những chiến lược Marketing. Khi mọi người nhận được nghiên cứu và báo cáo từ nhà quản lý Marketing về chi tiết điều kiện thị trường và dữ liệu khách hàng thì giám đốc Marketing sẽ điều chỉnh chiến lược tổng thể. Từ đó, chiến lược Marketing sẽ phù hợp với mục tiêu kinh doanh hơn. Nhiệm vụ của giám đốc Marketing là đẩy mạnh sự quan tâm, hứng thú và có ý định mua của khách hàng tiềm năng với công ty.

lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Với vị trí này, thì các bạn sẽ tập trung vào những chiến lược Marketing.

2.4. Cấp độ 4: VP of Marketing (Phó Chủ tịch Marketing)

VP Of Marketing là một vị trí quan trọng trong lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing. Ngoài ra, vị trí này thường chỉ có tại những công ty hoặc tập đoàn lớn. Đồng thời, phó chủ tịch Marketing phải có 12-14 năm kinh nghiệm trong nghề. Khi đó, yêu cầu tuyển dụng của vị trí này rất khắt khe về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý. Bạn có thể tham khảo công việc và yêu cầu cho vị trí giám đốc dưới đây.

2.4.1. Các vị trí cụ thể

Những vị trí cụ thể mà VP Of Marketing có thể đảm nhận là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bạn muốn tìm câu trả lời. Dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời chi tiết cho mọi người. Hãy tìm hiểu nhé!

  • VP of Brand Development: Bạn sẽ đóng vai trò là phó chủ tịch phát triển thương hiệu
  • VP of Digital Marketing: Với vị trí như này, ứng viên sẽ là phó chủ tịch Digital Marketing
lộ trình thăng tiến ngành marketing

VP of Digital Marketing là phó chủ tịch Digital Marketing

2.4.2. Yêu cầu công việc

Ở vị trí VP Marketing đòi hỏi bạn có tất cả kỹ năng lãnh đạo, kỹ thuật và kinh doanh. Ngoài ra, phó Chủ tịch sẽ thường xuyên đóng vai trò là người phát ngôn cho công ty. Không những thế, VP Marketing cũng phải làm việc với bộ phận khác trong công ty với mục tiêu thu hẹp khoảng cách và đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh hoạt động quảng cáo và về định hướng cho nhân viên thì VP Marketing có thể sẽ tham gia vào phỏng vấn và tuyển dụng vị trí chính trong công ty.

lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Ở vị trí VP Marketing đòi hỏi bạn có tất cả kỹ năng lãnh đạo

>>>> ĐỌC TIẾP: 20 phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo giỏi nhất định phải có

2.5. Cấp độ 4: Chief Marketing Officer (CMO – Giám đốc điều hành Marketing)

Chief Marketing Officer là một vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing hiệu quả. Ngoài ra, vị trí này còn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại. Đồng thời, giám đốc điều hành Marketing phải có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Bạn có thể tham khảo những yêu cầu cho vị trí giám đốc điều hành dưới đây.

2.5.1. Các vị trí cụ thể

Các vị trí cụ thể của Chief Marketing Officer đó là Brand Marketers – Marketing thương hiệu, Marketing Technologists – kỹ sư công nghệ Marketing và Marketing Consultants- Tư vấn Marketing,…. Ngoài ra, CMO có rất nhiều vai trò và trách nhiệm trong các công việc khác nhau thuộc ngành Marketing trong tương lai.

lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing

Marketing Technologists là kỹ sư công nghệ Marketing

2.5.2. Yêu cầu công việc

Chief Marketing Officer sẽ phải chịu trách nhiệm với tất cả các lĩnh vực Marketing. Bao gồm những lĩnh vực như phát triển, lập kế hoạch và giám sát thực hiện sáng kiến ​​Marketing. CMO còn là người trực tiếp báo cáo cho Tổng Giám đốc (CEO). Hơn nữa, giám đốc điều hành Marketing là người chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của những sáng kiến ​​Marketing trong công ty.

lộ trình thăng tiến marketing

CMO còn là người trực tiếp báo cáo cho Tổng Giám đốc (CEO).

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có cho mình thông tin hữu ích về lộ trình thăng tiến. Qua đó, mọi người sẽ chọn được một quy trình riêng cho mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này thì các bạn hãy bình luận dưới bài viết để được tư vấn nhé!

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN