Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh là nội dung không thể thiếu khi viết CV xin việc trong ngành này. Vậy tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì? Làm sao để ứng viên có thể viết mục này chuẩn nhất? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp mọi người trả lời những thắc mắc đó. Ngoài ra, bạn sẽ được tham khảo một số mẫu mục tiêu nhân viên kinh doanh theo ngành, theo kinh nghiệm và thời hạn. Hãy đọc ngay để biết thêm chi tiết nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp đối với nhân viên kinh doanh chính là mục tiêu, định hướng con đường công việc của những người đang hoạt động trong công việc này. Tuy nhiên, ngành này rất đa dạng lĩnh vực và mỗi người sẽ có những ngã rẽ nghề nghiệp riêng. Do đó, người nhân viên kinh doanh sẽ thường thay đổi mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong CV xin việc, nội dung này đóng nhiều vai trò quan trọng:
- Trong quan điểm của nhà tuyển dụng, một ứng viên có mục tiêu, định hướng rõ ràng sẽ tích cực hơn trong quá trình làm việc.
- Công ty muốn biết mục tiêu của mỗi ứng viên để đối chiếu với mục tiêu chung. Điều này quyết định cơ hội hợp tác của bạn vì công ty sẽ ưu tiên chọn những ứng viên phù hợp nhất thay vì xuất sắc nhất.
- Với ngành kinh doanh, mục tiêu nghề nghiệp nên thể hiện được sự tham vọng lớn. Điều đó có nghĩa là bạn càng nỗ lực và không ngại thử thách.

Người nhân viên kinh doanh thường sẽ thay đổi mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
Vừa rồi, mọi người đã tìm hiểu về tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh khi viết CV xin việc. Khi trình bày phần nội dung này trong CV, ứng viên cần tuân theo một số yêu cầu cơ bản:
- Viết ngắn gọn, súc tích và đầy đủ nội dung
Mục tiêu chỉ nên giới hạn trong khoảng 2 đến 3 câu hoặc 2 gạch đầu dòng. Một mục tiêu lan man, dông dài cũng sẽ là điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng.
- Thể hiện tham vọng của bản thân
Mục tiêu nghề nghiệp trong mọi bản CV cần thể hiện được nhiệt huyết nghề nghiệp của bản thân. Nếu bạn dám ước mơ và nỗ lực thì vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Định hướng thống nhất với nghề nghiệp
Bạn cần đề cập tới mục tiêu phát triển trong ngành. Những ứng viên có ý định chuyển hướng sang nghề khác sẽ khiến công ty cân nhắc rất kỹ.
- Gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu cá nhân của bạn nên gắn với sứ mệnh của công ty ứng tuyển. Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người sẽ mang lại giá trị cho công ty.
- Tự tin nhưng không tự mãn
Mục tiêu công việc của nhân viên kinh doanh nên thể hiện sự tự tin vừa đủ. Ví dụ, bạn không nên ngạo mạn rằng muốn thay thế quản lý ngay từ tháng đầu tiên.
- Thể hiện cam kết làm việc tích cực
Bạn cũng nên bày tỏ thái độ nhiệt tình, khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, sự đam mê kinh doanh và mong muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Ứng viên nên viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, súc tích và đầy đủ nội dung
>>>> TIN LIÊN QUAN: Cách viết cv xin việc part time cho sinh viên nhanh chóng
3. Mẫu mục tiêu nhân viên kinh doanh theo ngành
Lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng và bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Là một nhân viên kinh doanh, ứng viên nên thay đổi mục tiêu tùy theo ngành mình ứng tuyển. Trong nội dung bên dưới, các bạn sẽ được tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh được phân chia theo từng nghề như thời trang, mỹ phẩm, sale và đồ gia dụng.
3.1 Nhân viên bán hàng thời trang
Đối với ngành hàng thời trang, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi những yêu cầu cao về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, ứng viên cũng phải có các kỹ năng trong ngành kinh doanh. Để gây ấn tượng với công ty, nhân viên bán hàng thời trang phải chuẩn bị một phần mục tiêu cá nhân thật thú vị. Dưới đây là 2 mẫu gợi ý dành cho bạn:

Mẫu mục tiêu của nhân viên bán hàng thời trang độc đáo

Mẫu mục tiêu nhân viên bán hàng thời trang có 3 năm kinh nghiệm trong ngành
3.2 Nhân viên bán mỹ phẩm
Ngày nay, mặt hàng mỹ phẩm đang trở nên rất “hot”. Do đó, công việc bán mỹ phẩm cũng trở nên rất tiềm năng. Để tăng cơ hội có được vị trí nhân viên bán mỹ phẩm, ứng viên cần tìm hiểu về cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh hiệu quả. Nội dung dưới đây sẽ mang đến cho bạn 2 mẫu mục tiêu gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng:

Mẫu mục tiêu nhân viên bán mỹ phẩm 3 năm kinh nghiệm

Mẫu mục tiêu nhân viên bán mỹ phẩm trái ngành
3.3 Chuyên viên sale ngành ô tô
Khi viết một CV ứng tuyển vị trí chuyên viên sale ô tô, bạn phải thể hiện được những hiểu biết và đam mê ô tô của bản thân. Điều này nên được ghi ngay từ phần mục tiêu phát triển. Ngoài ra, bạn cũng cần viết về các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách súc tích. Nếu bạn chưa có cho mình một phần mục tiêu cụ thể, mọi người hãy tham khảo 2 mẫu sau:

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên sale ngành ô tô

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên sale ngành ô tô 3 năm kinh nghiệm
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Cách viết email ứng tuyển “hợp gu” các nhà tuyển dụng
3.4 Chuyên viên sale bất động sản
Công việc bán bất động sản đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng thuyết phục vô cùng cao. Bên cạnh đó, những kiến thức cơ bản về đất đai, nhà cửa và phong thủy cũng là yêu tố giúp bạn tăng thêm sự ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Trong phần bên dưới, bạn sẽ được chia sẻ về 2 mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh bất động sản:

Mẫu mục tiêu đối với chuyên viên kinh doanh bất động sản

Mẫu mục tiêu chuyên viên kinh doanh bất động sản giàu đam mê
3.5 Nhân viên kinh doanh đồ gia dụng
Tương tự những công việc kinh doanh khác, nghề kinh doanh đồ gia dụng cũng yêu cầu các kỹ năng về giao tiếp, thuyết phục. Ngoài ra, khi làm việc tại doanh nghiệp, bạn cũng phải nâng cao hiểu biết về các mặt hàng tại đó. Khi viết CV xin việc nghề này, ứng viên nên trình bày gọn gàng và thể hiện sự nhiệt huyết bản thân. Sau đây là 2 mục tiêu nghề nghiệp trong cv nhân viên kinh doanh đồ gia dụng:

Mẫu mục tiêu nghề kinh doanh đồ gia dụng

Mẫu mục tiêu nghề kinh doanh đồ gia dụng với kinh nghiệm bán thiết bị bếp
4. Các mẫu mục tiêu nhân viên bán hàng theo kinh nghiệm
Bên cạnh việc viết mục tiêu trong CV nhân viên kinh doanh theo kinh nghiệm, bạn cũng có thể tìm hiểu cách viết theo kinh nghiệm. Nếu ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên tham khảo nội dung ngay sau đây.
4.1 Người chưa có kinh nghiệm
Trong trường hợp ứng viên chưa có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể viết các mục tiêu của bản thân. Tuy nhiên, mọi người nên thể hiện mục tiêu trong nghề theo cách khiêm tốn hơn. Bạn có thể chia sẻ về mục tiêu ngắn hạn từ 1 đến 3 năm. Vì bạn là một nhân viên khá mới trong ngành nên hãy tránh viết về các mục tiêu thăng tiến trong 10 năm. Dưới đây là 2 mẫu mục tiêu mà bạn có thể tham khảo.

Mẫu mục tiêu dành cho người chưa có kinh nghiệm 01

Mẫu mục tiêu dành cho người chưa có kinh nghiệm 02
4.2 Người đã có kinh nghiệm
Trường hợp đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ có được nhất nhiều lợi thế khi viết CV. Việc viết mục tiêu nghề nghiệp có thể thoải mái hơn rất nhiều. Ứng viên dễ dàng thể hiện tham vọng của riêng mình vì bạn đã có những kinh nghiệm và thành tích nhất định. Dưới đây là 2 mẫu mục tiêu dành cho nhân viên kinh doanh giàu kinh nghiệm:

Mẫu mục tiêu dành cho người đã có kinh nghiệm 01

Mẫu mục tiêu dành cho người đã có kinh nghiệm 02
>>>> TIN HAY ĐỪNG BỎ LỠ: Cách viết email xin việc bằng tiếng anh chinh phục doanh nghiệp
5. Một số mẫu mục tiêu vị trí kinh doanh theo thời hạn
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh theo ngành và theo kinh nghiệm, nhân viên trong ngành này cũng có thể viết CV theo 2 mức độ là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Dưới đây là nội dung chi tiết về 2 mức độ mục tiêu cùng cách viết:
5.1 Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp biết được thời gian mà bạn sẽ đồng hành cùng. Ứng viên nên viết các nội dung này một cách ngắn gọn nhưng chân thành. Nếu mọi người đã thiết lập được những mục tiêu ngắn hạn cho bản thân, hãy trình bày một cách dễ hiểu nhất. Trong trường hợp bạn chưa có mục tiêu, dưới đây là 2 gợi ý dành cho bạn:

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn nghề kinh doanh 01

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn nghề kinh doanh 02
5.2 Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
Mục tiêu công việc sẽ thể hiện sự tham vọng và tinh thần nhiệt huyết. Trong dài hạn, bạn hãy dám mơ lớn, nghĩ lớn. Đó chính là động lực để mỗi cá nhân trau dồi, phát triển bản thân từng ngày. Trong nội dung dưới đây, bạn sẽ được tham khảo 2 mẫu mục tiêu nghề nghiệp dài hạn.

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn nghề kinh doanh 01

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn nghề kinh doanh 02
6. Những mẫu mục tiêu nhân viên sale bằng tiếng anh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, CV tiếng Anh là một thứ không thể thiếu khi đi xin việc. Chính vì thế, mọi người nên chuẩn bị sẵn mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh. Tương tự tiếng Việt, nội dung CV tiếng Anh cũng cần trình bày ngắn gọn, súc tích và chân thật. Hãy đọc ngay 4 mẫu mục tiêu tiếng Anh hay nhất nhé!
6.1 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay
Khi chuẩn bị CV tiếng Anh, bạn có thể tìm hiểu mẫu mục tiêu nghề nghiệp dưới đây. Với nội dung ngắn gọn, bạn sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, họ luôn tìm kiếm những ứng viên chân thật, nhiệt huyết. Bên cạnh đó, mục tiêu của bạn nên dựa nào những nền tảng sẵn có của bản thân và tránh sự mơ hồ.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh hay dành cho nhân viên kinh doanh
6.2 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuẩn
Đối với các công ty đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bạn cần viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuẩn. Nếu các ứng viên muốn CV tiếng Anh đáp ứng theo chuẩn đánh giá của nhiều doanh nghiệp thì bạn có thể tham khảo mẫu trong hình bên dưới:

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh chuẩn bằng tiếng Anh
6.3 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên bán hàng bằng tiếng Anh sẽ tạo được sự ấn tượng cho công ty. Muốn đạt được điều đó, ứng viên có thể tìm hiểu nhiều mẫu mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng. Tiêu biểu nhất, bạn có thể tham khảo gợi ý ngay bên dưới đây:

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng bằng tiếng Anh của nhân viên kinh doanh
6.4 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp
Để viết được phần mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với bản thân, bạn nên tham khảo nhiều mẫu khác nhau. Dưới đây là một đoạn mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp bằng tiếng Anh.

Mẫu mục tiêu của nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp tiếng Anh
7. Lưu ý khi viết mục tiêu nhân viên kinh doanh
Bên cạnh việc tìm hiểu về cách viết, bạn cần tránh các lỗi về nội dung và hình thức. Bạn cần trau chuốt cho nội dung này. Bởi lẽ đó là phần mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn. Dưới đây là nội dung tổng hợp một số lưu ý khi viết mục tiêu trong CV xin việc của nhân viên kinh doanh:
- Trình bày mục tiêu một cách súc tích, ngắn gọn và chân thật.
- Sắp xếp theo thứ tự khoa học, tạo sự thu hút đối với nhà tuyển dụng.
- Gắn liền với yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra cho công việc.
- Thể hiện được cá tính, tham vọng và những phẩm chất tốt của ứng viên.
- Chỉnh sửa nội dung CV sao cho phù hợp với từng công việc khác nhau.

Bên cạnh việc tìm hiểu về cách viết mục tiêu, bạn cần tránh các lỗi về nội dung và hình thức
8. Tips trả lời câu hỏi phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp
Sau khi đã viết sơ bộ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc, bạn cũng cần sẵn sàng trả lời các câu hỏi định hướng nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đưa ra. Khi trả lời phỏng vấn bạn sẽ cần giải thích cụ thể với thái độ, giọng nói để tặng sự tin cậy. Một số tips để trả lời phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh:
- Thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và biết giao tiếp bằng mắt.
- Mục tiêu trả lời phải gắn liền với nội dung đã trình bày trong CV.
- Giải thích cụ thể về các mục tiêu và khéo léo trình bày về sự chuẩn bị của bạn.
- Khẳng định sự nhiệt huyết và kiên định của bản thân với nghề kinh doanh.

Ứng viên cần sẵn sàng trả lời các câu hỏi định hướng nghề nghiệp từ nhà tuyển dụng
Bài viết đã giúp mọi người tìm hiểu về cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV. Khi viết phần mục tiêu, bạn cần đảm bảo theo những lưu ý đã được nhắc đến. Ngoài ra, việc lựa chọn một thiết kế CV đẹp sẽ gây ấn tượng mạnh cho công ty. Nếu bạn muốn tìm những mẫu CV độc đáo, hãy truy cập website của Jobdo ngay nhé!
>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT:
- Cách viết tiêu đề email xin việc “hạ gục” nhà tuyển dụng trong 3s
- Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV: Hướng dẫn viết & lưu ý