Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh trong CV luôn được các nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên. Bởi lẽ nội dung này thường được đề cập ở phần đầu CV xin việc. Do vậy, ứng viên nên trau chuốt để nội dung này có thể trở nên ấn tượng nhất. Trong bài viết ngày hôn nay, mọi người sẽ được tìm hiểu về một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh thường được sử dụng trong CV. Các bạn hãy đọc ngay ở dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Tổng quan về mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh
Trước khi đi tham khảo các mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh, ứng viên nên tìm hiểu về tầm quan trọng và những loại mục tiêu của nghề. Thông qua đó, mọi người sẽ có các thông tin bổ ích để hoàn thành phần này trong một chiếc CV xin việc. Vì thế, các bạn không nên bỏ qua nội dung bên dưới đây.
1.1. Tầm quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh trong CV là mục tiêu mà mọi người đặt ra khi đi xin việc. Các bạn cần chủ động trình bày nội dung này trong CV xin việc. Khi đó, ứng viên sẽ thể hiện được phần nào về kỹ năng ngoại ngữ của mình. Không những vậy, mục tiêu nghề nghiệp còn giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan nhất về thái độ, nhiệt huyết của bạn. Trong một số trường hợp, mọi người có thể bày tỏ với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
- Bạn nên đặt ra đích đến cụ thể để có thể hướng tới. Qua đó, mọi người có động lực để làm việc và rèn luyện, cống hiến.
- Biết cần làm gì để đạt được những thành tích trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, bạn nên có sự chuẩn bị cho mục tiêu và xây dựng một lộ trình phát triển hợp lý.
- Tạo điều kiện để mọi người có nhiều lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tuyển dụng.
- Nhận ra tầm quan trọng của các mối quan hệ để cố gắng xây dựng cho tương lai.
- Dễ dàng viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh trong CV và khi trả lời phỏng vấn.

Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh là mục tiêu mà mọi người đặt ra khi đi xin việc.
1.2. Các loại mục tiêu
Để có định hướng rõ ràng hơn, các ứng viên nên đưa ra hai mục tiêu là ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, mọi người sẽ dễ phân tích và trình bày hơn. Nhà tuyển dụng dễ dàng hiểu được lộ trình phát triển của mọi người. Ngoài ra, bạn sẽ cho thấy rằng bản thân phù hợp với công việc đó. Đồng thời, ứng viên cũng có nhiều động lực cụ thể hơn cho công việc trong tương lai.

Các ứng viên nên đưa ra hai mục tiêu là ngắn hạn và dài hạn
2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh chi tiết
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh sẽ được trình bày tương tự các CV tiếng Việt. Tuy nhiên, nội dung phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên. Các bạn hãy đọc và tham khảo phần hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh ngay bên dưới nhé!
2.1. Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn sẽ nhắc đến các cột mốc mà ứng viên sẽ đạt được trong khoảng thời gian ngắn. Mục tiêu này giúp nhiều doanh nghiệp biết được thời gian mà bạn sẽ đồng hành cùng. Do đó, mọi người nên viết các nội dung này một cách ngắn gọn và chân thành nhất. Nếu ứng viên đã thiết lập được các mục tiêu ngắn hạn cho bản thân thì hãy trình bày một cách dễ hiểu nhé. Đây cũng là một cách giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Mọi người nên viết nội dung này ngắn gọn
Không chỉ vậy, bạn hoàn toàn có thể trình bày những thế mạnh của bản thân. Tuy nhiên, thế mạnh đó cần liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Mọi người cũng có thể đưa ra những định hướng cơ bản như học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới & kế hoạch thăng tiến
2.2. Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn bằng tiếng Anh sẽ thể hiện được sự tham vọng và sự nhiệt huyết của bạn với công ty. Trong khoảng thời gian dài hạn đó, mọi người hãy dám mơ lớn và nghĩ lớn. Đó chính là một động lực để mỗi cá nhân trau dồi và phát triển bản thân từng ngày. Một số mục tiêu dài hạn mà ứng viên có thể đưa vào CV đó là:
- Thăng chức: Đây là một mục tiêu thể hiện được tinh thần vươn lên tới cột mốc cụ thể. Khi đó, bạn sẽ ghi được điểm trước nhà tuyển dụng.
- Năng cao trình độ chuyên môn và sự hiểu biết.
- Có một mức thu nhập cao hơn.

Mục tiêu dài hạn bằng tiếng Anh thể hiện tham vọng và sự nhiệt huyết của bạn với công ty
3. Tham khảo 12 mẫu mục tiêu tiếng Anh theo ngành
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, CV tiếng Anh là một thứ không thể thiếu khi đi ứng tuyển. Chính vì vậy, mọi người nên chuẩn bị sẵn mẫu mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh. Tương tự tiếng Việt, nội dung CV tiếng Anh nên trình bày ngắn gọn và súc tích, chân thật. Ứng viên hãy tham khảo ngay 12 mẫu mục tiêu tiếng Anh ấn tượng nhất nhé!
3.1. Ngành kế toán
Mọi người khi ứng tuyển vào ngành kế toán nên đưa ra hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng nhất có thể. Bởi lẽ, vị trí công việc này phải làm việc với rất nhiều những con số. Nếu ứng viên chưa có kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán bằng tiếng Anh này thì hãy tham khảo các mẫu mục tiêu ngay sau đây:
Mẫu 1: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán đơn giản

Mẫu 1: Mục tiêu nghề nghiệp kế toán bằng tiếng Anh
Mẫu 2: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán chuyên nghiệp

Mẫu 2: Mục tiêu nghề nghiệp kế toán bằng tiếng Anh
Mẫu 3: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng

Mẫu 3: Mục tiêu nghề nghiệp kế toán bằng tiếng Anh
3.2. Ngành giáo viên
Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên tiếng Anh phải thể hiện được sự chuyên nghiệp của mọi người. Môi trường làm việc ở quốc tế sẽ có sự đòi hỏi rất cao đối với cách viết CV của ứng viên. Điều này yêu cầu các bạn phải sử dụng các câu từ thật chuyên nghiệp và chỉn chu. Mọi người có thể tìm hiểu mẫu bên dưới đây:
Mẫu 1: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp giáo viên

Mẫu 1: Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên
Mẫu 2: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp giáo viên ấn tượng

Mẫu 2: Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên hay
Mẫu 3: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp giáo viên đơn giản

Mẫu 3: Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên ấn tượng
>>>> XEM TẤT CẢ: Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập [Kèm 18 ví dụ]
3.3. Ngành lễ tân
CV xin việc lễ tân, bạn cũng phải đề cập đến nội dung của phần này. Bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng thì đây là một cơ sở để nhà tuyển dụng nhìn nhận ra con người của ứng viên. Mọi người không nên viết những mục tiêu nghề nghiệp lễ tân bằng tiếng Anh trong CV một cách mơ hồ hoặc quá dễ thực hiện. Các ứng viên hoàn toàn có thể tìm hiểu mẫu bên dưới:
Mẫu 1: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành lễ tân đẹp mắt

Mẫu 1: Mục tiêu nghề nghiệp ngành lễ tân
Mẫu 2: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành lễ tân sáng tạo

Mẫu 2: Mục tiêu nghề nghiệp ngành lễ tân hay
Mẫu 3: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành lễ tân chuyên nghiệp

Mẫu 3: Mục tiêu nghề nghiệp ngành lễ tân
3.4. Ngành ngân hàng
Đối với mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng, bạn cần tập trung vào kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tin học văn phòng, khả năng giao tiếp trình bày,… Bởi lẽ, đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự chính xác cao. Nếu mọi người chưa có kinh nghiệm viết mục tiêu tại vị trí này, hãy xem qua mẫu tham khảo ngay sau đây:
Mẫu 1: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng hay

Mẫu 1: Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng
Mẫu 2: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng sáng tạo

Mẫu 2: Mục tiêu nghề nghiệp sáng tạo
Mẫu 3: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng ấn tượng

Mẫu 3: Mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng
4. Một số kinh nghiệm khi viết mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV xin việc, bạn sẽ không có nhiều khoảng trống để trình bày mục tiêu và nguyện vọng của bản thân. Do đó, mọi người hãy tận dụng phần này để thể hiện điều đó. Tuy nhiên, ứng viên không nên viết các nguyện vọng không liên quan hoặc mắc những lỗi không đáng có. Chính vì thế, mọi người cần lưu ý đến một số điều quan trọng như sau:
4.1. Ngắn gọn (Nguyên tắc KISS)
Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc hết một CV dài trong khi có hàng trăm CV mà ứng tuyển gửi đến. Khi đó, viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp không được trình bày quá dài dòng. Hơn hết, bạn chỉ nên viết phần này dưới 150 từ. Trong trường hợp CV của mọi người trình bày dài dòng thì chắc chắn hồ sơ xin việc của bạn sẽ bị loại.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh không được trình bày quá dài dòng
>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Mục tiêu nghề nghiệp Sale Admin chinh phục mọi doanh nghiệp
4.2. Đúng hướng (Nguyên tắc WIIFT)
Nhà tuyển dụng đánh giá cao khi CV có mục tiêu nghề nghiệp hướng tới công ty hơn là nói mục tiêu của cá nhân. Bởi vì, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm ứng viên phù hợp với chiến lược của mình. Vì thế, ứng viên cần thể hiện được mong muốn trong tương lai và các điều bạn hướng đến cần thiết với công việc này.

Nhà tuyển dụng đánh giá cao khi CV có mục tiêu nghề nghiệp hướng tới công ty
4.3. Cụ thể (Nguyên tắc Be Specific)
Mọi người nên chỉ rõ mục tiêu nghề nghiệp và những mong muốn của bạn khi làm việc ở vị trí đó. Đồng thời, ứng viên nên ghi rõ bộ phận làm việc và làm ở trong lĩnh vực nào. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn có phù hợp với công việc này hay không. Vì thế, ứng viên cần phải trình bày phần này thật rõ ràng và súc tích.

Ứng viên nên ghi rõ bộ phận làm việc và làm trong lĩnh vực
Nội dung bài viết ngày hôm nay đã đề cập đến cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh trong một CV xin việc. Bên cạnh đó, mọi người còn có cơ hội tìm hiểu về những mẫu mục tiêu phù hợp với từng vị trí công việc. Khi chuẩn bị nội dung cho mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên cân nhắc vào khả năng của mình để tránh tình trạng xa vời thực tế. Hãy truy cập website của Jobdo để có thêm nhiều mẹo hữu ích khi viết hồ sơ xin việc nhé!
>>>> BẤM XEM THÊM:
- 15 mẫu mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên cho mọi đối tượng
- Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV: Hướng dẫn viết & lưu ý