Mục Tiêu Trong 3 Năm Tới Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Bởi BTVSEODO123
182 Lượt xem

Mục tiêu trong 3 năm tới là nội dung thể hiện lý tưởng nghề nghiệp của ứng viên. Đây cũng là thông tin giúp nhà tuyển dụng có thêm căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với tổ chức và công việc sắp tới. Vì thế, nếu bạn đang thắc mắc cách trình bày nội dung này để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Mời bạn cùng Jobdo Blog tìm hiểu ngay cách viết mục tiêu nghề nghiệp để được đánh giá cao nhé!

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp là một nội dung khá quan trọng. Vì thế, để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện phần này một cách cẩn thận, chỉn chu. Tuy nhiên trước đó, bạn cần tìm hiểu cụ thể và chính xác về khái niệm và ý nghĩa của mục tiêu nghề nghiệp.

1.1 Định nghĩa mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp, trong tiếng Anh, được gọi là Career Objective. Bạn có thể hiểu cụm từ này theo nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp để chỉ mong muốn của bạn về một vị trí công việc hoặc một mục đích nào đó trong tương lai.

Để đạt được mục tiêu đó, bạn cần xây dựng một lộ trình rõ ràng và bắt tay vào thực hiện. Ngoài ra, như đã nói, nhà tuyển dụng có thể thông qua nội dung này để hiểu rõ hơn về bạn và những định hướng về công việc, cuộc sống của bạn trong thời gian tới. Từ đó, những người này có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với doanh nghiệp và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

mục tiêu trong 3 năm tới

Mục tiêu nghề nghiệp, trong tiếng Anh, có nghĩa là Career Objective

1.2 Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá về định hướng, tham vọng sự nghiệp của các ứng viên. Không những thế, nội dung này còn giúp chính các ứng viên có được động lực và phạm vi thực hiện để đạt được những mong muốn đã đặt ra. Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và đẩy bạn tiến về phía trước. Ngoài ra, phần thông tin này còn có những ý nghĩa như sau:

  • Giúp ứng viên xác định được mong muốn, những việc cần thực hiện để đạt được mong muốn đó và có động lực để tập trung hoàn thành mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể để tận dụng tốt thời gian và đạt được kết quả ngoài mong đợi.
  • Tự tin hơn và có khả năng tương tác tốt hơn với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.
  • Giúp mỗi ứng viên học được cách tự chịu trách nhiệm với bản thân và công việc đang làm.
mục tiêu trong 3 năm tới

Mục tiêu nghề nghiệp giúp ứng viên xây dựng được kế hoạch phát triển cụ thể

2. Cách viết mục tiêu 3 năm tới trong CV

Có thể thấy, mục tiêu trong 3 năm tới là một nội dung rất quan trọng trong CV ứng tuyển, giúp bạn dễ dàng “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, để được đánh giá cao và dễ dàng vượt qua vòng hồ sơ, bạn nên tham khảo những gợi ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới như sau:

2.1 Trình bày ngắn gọn, súc tích

Thực tế, nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành tối đa là 60 giây cho một CV nên bạn hãy trình bày các nội dung sao cho thật ngắn gọn, đủ ý và dễ hiểu. Cũng vì thế, thông tin về mục tiêu công việc trong vòng 3 năm tới cũng phải thật ngắn gọn, trọng tâm và rõ ràng. Điều này cũng giúp bạn tránh được tình trạng viết lan man, dài dòng gây khó hiểu cho người đọc và dễ tạo ấn tượng không tốt.

Trong CV, bạn chỉ nên trình bày về kế hoạch sự nghiệp trong khoảng 3 – 5 dòng với các mục tiêu chính được tóm tắt ngắn gọn, đủ ý. Sau đó, bạn có thể dựa vào các từ khóa quan trọng để giới thiệu về kế hoạch thực hiện một cách trọng tâm, đi thẳng vào nội dung bạn muốn đề cập.

mục tiêu trong 3 năm tới bằng tiếng anh

Mục tiêu nghề nghiệp nên được trình bày ngắn gọn, súc tích

2.2 Mục tiêu không được phi thực tế

Bạn có quyền mơ lớn và thể hiện ước mơ của mình ở bất cứ đâu. Song, để tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng, bạn không nên đặt ra những mục tiêu 3 năm tới trong công việc quá xa rời thực tế. Vì điều này có thể khiến bạn bị đánh giá là kẻ khoác lác, mơ mộng, thiếu thực tế và các công ty làm việc vì lợi nhuận rất không thích điều này. Cùng với đó, bạn hãy xác định rõ lộ trình phát triển sao cho thật đúng đắn và tránh tình trạng nửa vời.

mục tiêu trong 3 năm tới

Mục tiêu nghề nghiệp phải thực tế, có thể đạt được trong khả năng

2.3 Phù hợp với mô tả công việc

Ngoài ra, bạn hãy viết xuống những mục tiêu làm việc trong 3 năm tới phù hợp với bản mô tả công việc mà bạn đang ứng tuyển. Lúc này, ứng viên có thể dựa vào nội dung trong bản mô tả của nhà tuyển dụng để phân tích các kỹ năng và yêu cầu cần thiết cho công việc sắp tới. Như thế, bạn đã có thể dễ dàng lập kế hoạch sự nghiệp một cách hiệu quả, nhanh chóng nhờ chính tài liệu quan trọng này.

mục tiêu trong 3 năm tới

Mục tiêu sự nghiệp phải phù hợp với vị trí đang ứng tuyển

3. Trả lời câu hỏi mục tiêu công việc trong 3 năm tới khi PV

Mục tiêu trong 3 năm tới của bạn là gì?” là câu hỏi phổ biến ứng viên thường nhận được khi phỏng vấn. Nếu bạn băn khoăn về cách trả lời câu hỏi này thì đừng bỏ qua nội dung bên dưới nhé! Sau đây là những mẹo giới thiệu mục tiêu của bạn trong 3 năm tới hay, giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.

3.1 Trả lời câu hỏi không quá rõ ràng

Thông thường, với đa số câu hỏi trong buổi phỏng vấn, bạn nên trả lời rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, nếu được hỏi về mục tiêu trong 3 năm tới thì bạn nên đưa ra một câu trả lời không quá rõ ràng. Dù thế, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể trả lời quá chung chung, đại khái vì sẽ khiến mục tiêu của bạn trở nên sáo rỗng và tạo một ấn tượng xấu với người nghe.

Thay vào đó, một câu trả lời có thể bao hàm đủ các định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai sẽ được đánh giá cao hơn. Điều này cũng cho nhà tuyển dụng thấy được, bạn chính là ứng viên phù hợp với vị trí này. Không chỉ trong buổi phỏng vấn, ngay từ khi chuẩn bị CV, bạn cũng hãy viết các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới một cách không quá rõ ràng nhé!

mục tiêu trong 3 năm tới của bạn là gì

Câu trả lời mục tiêu nghề nghiệp không nên quá rõ ràng

3.2 Nhấn mạnh mong muốn gắn bó lâu dài với công ty

Việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới của tổ chức tốn khá nhiều chi phí và thời gian. Vì thế, trong mỗi đợt tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công ty. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc nhân sự lâu năm có thể chểnh mảng hay có thái độ không nhiệt tình trong công việc. Với những cá nhân này, công ty cũng sẵn sàng sa thải ngay lập tức vì không nhà đầu tư nào muốn đầu tư mà không có lợi nhuận cả.

Dựa trên những yếu tố này, nếu được hỏi về mục tiêu của anh chị trong 3 năm tới, bạn nên thể hiện được khát khao làm việc lâu dài với công ty. Đây là cách trả lời thông minh, giúp bạn dễ dàng “chinh phục” nhà tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng cần nêu được một kế hoạch sơ bộ để phát triển bản thân và đóng góp những giá trị tích cực cho công ty trong khi làm việc tại đây.

mục tiêu trong 3 năm tới

Câu trả lời phải thể hiện mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức

3.3 Thể hiện được sự nhiệt tình trong công việc

Sự nhiệt tình của nhân sự khi làm việc sẽ được đánh giá cao hơn và khiến nhà tuyển dụng dễ dàng bỏ qua một số thiếu sót về kiến thức, kỹ năng của người này. Để thể hiện được điều này, khi trình bày mục tiêu cá nhân trong vòng 3 năm tới, bạn nên nhắc đến niềm đam mê của bạn với công việc và vị trí đang ứng tuyển. Muốn thế, bạn cần kiểm chứng lại tính chính xác của các kiến thức nghề nghiệp, thực tế thị trường và tính khả thi của nguyện vọng cá nhân.

mục tiêu trong 3 năm tới

Thể hiện được niềm đam mê với công việc giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

3.4 Tìm hiểu một chút về cơ cấu tổ chức công ty

Ngoài các kiến thức nghề nghiệp, bạn cũng nên trang bị cho bản thân đầy đủ các thông tin của công ty. Bởi mục tiêu nghề nghiệp không chỉ là nội dung để bạn xác định hướng đi trong tương lai mà còn là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với công ty. Vì thế, việc tìm hiểu kỹ về công ty sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời có liên quan đến công ty, thể hiện được sự quan tâm, niềm yêu thích với công việc và mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.

mục tiêu của anh chị trong 3 năm tới

Đừng quên tìm hiểu về công ty trước khi tham gia phỏng vấn

4. Những lỗi cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Dù là ứng viên mới gia nhập thị trường lao động hay những người có nhiều kinh nghiệm cũng không tránh khỏi các lỗi sai không đáng có trong buổi phỏng vấn. Vì thế, để không bị mất điểm với nhà tuyển dụng, khi trả lời về mục tiêu trong 3 năm tới, bạn nên tránh các lỗi sai cơ bản như sau:

  • Mục tiêu phi thực tế: Câu hỏi về mục tiêu dài hạn đòi hỏi ứng viên phải có cái nhìn rộng và xa hơn. Tuy nhiên, bạn hãy chọn ra những việc mà bản thân có thể làm được. Một cách trả lời thông minh nhất chính là đưa ra những mục tiêu cụ thể liên quan đến vị trí ứng tuyển mà có thể đo lường và đạt được. Nếu bạn thực sự có ước mơ lớn thì hãy nêu những việc bạn đã, đang, sẽ làm để đạt được điều đó và thuyết phục nhà tuyển dụng.
  • Không có sự cân bằng giữa mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cuộc sống: Thực tế, dù bạn nêu ra một mục tiêu thực tế với đầy đủ yếu tố của câu trả lời thông minh nhưng lại bỏ qua các khía cạnh khác trong cuộc sống thì cũng không có ý nghĩa. Bởi bạn không chỉ sống để làm việc, bạn có ti tỉ điều muốn làm và nhiều người để quan tâm. Vì thế, một câu trả lời hay phải cân bằng được giữa công việc và các lĩnh vực khác.
  • Không chú trọng thời gian hoàn thành: Một sai lầm thường gặp là việc các ứng viên đưa ra những mục tiêu khó đạt được trong thời gian ngắn. Điều này sẽ gây áp lực cho bạn và khiến mục tiêu của bạn dễ dàng gặp thất bại hơn. Vì thế, khi viết nội dung trên, bạn hãy tự xây dựng kế hoạch thực hiện và sắp xếp các mốc thời gian một cách hợp lý.
  • Không nghĩ đến khả năng thất bại: Việc đạt được mục tiêu công việc không chỉ dựa vào nỗ lực và sự chăm chỉ mà đôi khi còn cần đến cả may mắn. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể thất bại với mục tiêu đã đề ra. Bởi vậy, từ khi lập kế hoạch, bạn hãy nghĩ đến trường hợp không đạt được hoặc đạt được mục tiêu muộn hơn dự tính. Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực và cơ hội rèn luyện tâm lý để dễ dàng đối phó với các tình huống xấu.
mục tiêu trong 3 năm tới

Không chú trọng thời gian hoàn thành là một sai lầm phổ biến khi xác định mục tiêu

5. Tham khảo mục tiêu nghề nghiệp viết theo ngành nghề

Nhìn chung, với các thông tin trên, bạn đã có thể tự đưa ra các mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn khi đưa ra một câu trả lời hay và thông minh thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi nội dung dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu câu trả lời về mục tiêu nghề nghiệp hay nhất theo các ngành nghề.

  • Mục tiêu nghề 3 năm tới cho nhân viên kinh doanh
mục tiêu trong 3 năm tới

Mục tiêu của nhân viên kinh doanh trong 3 năm tới

  • Định hướng nghề nghiệp cho nhân viên chăm sóc khách hàng
mục tiêu của bạn trong 3 năm tới

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới của NV chăm sóc khách hàng

  • Mục tiêu trong 3 năm tới bằng tiếng Anh cho nhân viên Marketing
mục tiêu trong 3 năm tới

Nhân viên Marketing trình bày mục tiêu sự nghiệp bằng tiếng Anh

  • Mục tiêu sự nghiệp của nhân viên hành chính nhân sự
mục tiêu trong 3 năm tới

Mẫu giới thiệu mục tiêu sự nghiệp cho nhân viên HCNS

  • Mục tiêu 3 năm tới bằng tiếng Anh dành cho nhân viên kế toán
mục tiêu cá nhân trong 3 năm tới

Câu trả lời về mục tiêu bằng tiếng Anh cho nhân viên kế toán

  • Định hướng nghề nghiệp dài hạn mà phiên dịch viên có thể tham khảo
mục tiêu trong 3 năm tới

Câu trả lời về định hướng công việc cho phiên dịch viên

  • Mẫu câu trả lời mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
mục tiêu trong 3 năm tới

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường khảo

  • Cách trả lời về mục tiêu sự nghiệp hay cho thực tập sinh
mục tiêu công việc trong vòng 3 năm tới

Cách trả lời về định hướng sự nghiệp cho thực tập sinh

Trên đây là toàn bộ thông tin về mục tiêu nghề nghiệp, cách viết và trả lời hay khi được hỏi về mục tiêu trong 3 năm tới mà ứng viên có thể tham khảo. Chúc bạn sớm tìm thấy khao khát thực sự và có thể đạt được điều đó đúng theo kế hoạch dự kiến. Ngoài ra, để có thể học hỏi được nhiều điều hay ở nơi làm việc và thành công trong sự nghiệp, bạn đừng quên thường xuyên theo dõi những nội dung hữu ích tại Jobdo Blog nhé!

Một số cách viết mục tiêu và lập kế hoạch khác mà bạn không nên bỏ lỡ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN