Phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng không khó như nhiều bạn vẫn nghĩ. Chỉ cần bạn nắm được những bí kíp và bộ câu hỏi trong tay thì sẽ có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và khả năng trúng tuyển rất cao. Chính vì vậy, ngay trong bài viết này, bạn đọc sẽ được cung cấp những kinh nghiệm quý báu để có thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng chung chung
Để các ứng viên vị trí giao dịch viên ngân hàng tự tin đi phỏng vấn, sau đây là các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng bạn nên tham khảo.
1.1 Câu 1: Theo bạn, giao dịch viên ngân hàng là gì?
Thông qua câu hỏi này, người tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức cơ bản nhất của bạn về công việc ứng tuyển. Qua đó, họ có thể xem xét bạn có thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong công việc. Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời thẳng vào chủ đề mà người tuyển dụng quan tâm.

Người tuyển dụng muốn kiểm tra những kiến thức cơ bản của bạn về công việc này
Bạn có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng này như sau: “Như em được biết, giao dịch viên sẽ làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng, nhiệm vụ là đáp ứng các yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Ví dụ như yêu cầu rút tiền, chuyển tiền hay lập tài khoản mới,…. Đồng thời, giao dịch viên giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ.”
1.2 Câu 2: Vì sao sao bạn muốn trở thành giao dịch viên ngân hàng?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.

Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Cá nhân em rất thích giao tiếp và có thể xử lý tình huống nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, em cũng có bằng Đại học chuyên ngành Tài chính – ngân hàng tại Học viện tài chính. Vì vậy, em thấy đam mê và nghĩ bản thân sẽ phù hợp với công việc này.”
1.3 Câu 3: Công việc của giao dịch viên ngân hàng là gì?
Để trở nên phát triển hơn trong lĩnh vực này, bạn cần biết chi tiết công việc này là gì. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc này hay không. Một cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cho câu hỏi này như sau: “Nhiệm vụ hàng ngày khi làm giao dịch viên là tư vấn, giải đáp thắc mắc, rút tiền, chuyển tiền hay mở tài khoản,… Đồng thời, em cần bảo đảm an toàn cho kho quỹ ngân hàng, giữ gìn hình ảnh đẹp của công ty.”

Bạn cần biết chi tiết nhiệm vụ của mình để phát triển công việc này
>>>> XEM THÊM: Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời giúp “ghi điểm” tuyệt đối
1.4 Câu 4: Yếu tố quan trọng giao dịch viên cần sở hữu là gì?
Chọn được những người có tố chất phù hợp với nghề là yếu tố tiên quyết khi phỏng vấn. Vì vậy, câu hỏi này sẽ xem xét mức độ phù hợp của bạn với công việc. Đồng thời kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc này hay chưa. Bạn có thể trả lời như sau: “Theo em, hai tố chất hàng đầu của một giao dịch viên là nhạy bén và kiên nhẫn. Bởi vì chúng ta sẽ gặp rất nhiều các tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy người nhân viên cần biết xử lý nhanh và tránh gây hậu quả về sau.”

Nhanh nhạy và kiên nhẫn chính là yếu tố cần thiết trong công việc
1.5 Câu 5: Bạn biết và hiểu gì về ngân hàng chúng tôi?
Câu hỏi này có thể được thêm vào nhằm kiểm tra xem bạn có tìm hiểu về ngân hàng minh ứng tuyển hay không. Một ứng viên với đầy đủ kiến thức cần thiết về công ty sẽ được yêu thích hơn. Trả lời câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một số thông tin cơ bản về ngày thành lập, tên ngân hàng, đặc điểm cơ bản và một số thành tựu đáng nhớ hiện nay.

Điều này giúp kiểm tra xem hiểu biết của bạn về ngân hàng là như thế nào
2. Những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về cá nhân
Một vài kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về những câu hỏi liên quan đến cá nhân dành cho bạn như sau.
2.1 Câu 1: Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.

Thông tin cá nhân giúp người tuyển dụng hiểu rõ thêm về bạn
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một giao dịch viên ngân hàng.
2.2 Câu 2: Bạn đã có gia đình chưa?
Tình trạng hôn nhân của bạn cũng chính là một câu hỏi đang được quan tâm khi đi phỏng vấn. Ngân hàng thường ưu tiên những nhân viên chưa lập gia đình. Bởi vì họ chưa bị ràng buộc về hôn nhân hay không có ý định sinh con trong 2 năm tới. Dù bạn đã có gia đình hay chưa thì hãy trả lời thật lòng trong câu hỏi này. Ngoài ra, bạn phải thể hiện là mình đang tập trung cho sự nghiệp và chưa có ý định có con trong 2-3 năm tới.

Bạn nên trả lời thành thật câu hỏi này
2.3 Câu 3: Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.

Hiểu rõ được điểm mạnh của bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm đấy
>>>> XEM NGAY: Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? 10 bí quyết hữu ích cho ứng viên
3. Bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về chuyên môn
Sau đây là những kinh nghiệm đi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về mảng kiến thức chuyên môn. Bạn đọc cùng theo dõi nhé!
3.1 Câu 1: Những hoạt động nào về Tài chính – Ngân hàng trong năm qua ?
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ xác định được bạn có quan tâm đến những vấn đề kinh tế, tài chính nổi bật trong năm qua không. Điều này đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý công việc và tư vấn khách hàng sao cho tài tình, hợp lý. Bạn chỉ cần tìm kiếm từ khóa “Những hoạt động tài chính – ngân hàng năm 2022” sẽ có ngay những sự kiện nổi bật để bạn tham khảo.

Bạn có thể tìm kiếm thông tin về hoạt động của ngân hàng trên mạng
3.2 Câu 2: Làm thế nào để doanh nghiệp thu hút khách hàng của đối thủ?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng khó và thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn tuyển chọn giao dịch viên ngân hàng. Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự linh hoạt, nhanh nhạy và khả năng xây dựng chiến lược tư vấn của bạn trong công việc.

Nhà tuyển dụng muốn biết mức độ nhạy bén và xây dựng chiến lược cạnh tranh của bạn
Bạn có thể trả lời như sau: “Theo em, muốn thu hút được khách hàng từ phía đối thủ, mình phải thể hiện ưu thế của bản thân và đưa ra các khiếm khuyết trong cách làm việc đối thủ. Ngoài ra, ngân hàng có thể kích thích sự tò mò của khách hàng bằng những dịch vụ mới lạ của chúng ta. Nhưng ngân hàng cũng không nên nêu ra tất cả mà chỉ nêu những điểm thu hút nhất để khách hàng tò mò và tìm đến với mình.”
3.3 Câu 3: Nếu khách hàng nổi giận, bạn sẽ ứng xử thế nào ?
Khi làm việc sẽ có những lúc khách hàng nổi giận với bạn. Từ đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng và công việc, vậy bạn sẽ xử lý thế nào trong tình huống trên? Bạn có thể trả lời như sau đây: “Đầu tiên, em sẽ mời họ đến phòng riêng và từ từ giải đáp khúc mắc của khách hàng trong quá trình làm việc chung. Nếu khách hàng sai em sẽ diễn giải để họ nhận ra. Nhưng nếu em sai thì em sẽ nhận lỗi và đưa ra các ưu đãi riêng trong những lần giao dịch sau.”

Những tình huống như thế này cũng rất dễ gặp trong các buổi phỏng vấn
4. Kỹ năng phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng xử lý tình huống
Một số kỹ năng phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng mà bạn cần quan tâm như sau:
4.1 Câu 1: Nếu khách hàng phàn nàn về thái độ/cách làm việc của giao dịch viên
Bạn cần thể hiện sự nhạy bén của bản thân khi xử lý tình huống để giữ được chân khách hàng. Bạn có thể tham khảo cách trả lời sau: “Trước tiên, em sẽ kiểm tra khách giao dịch gì, với ai và vào thời điểm nào. Tiếp theo, em sẽ nhận lỗi về mình trước và cam đoan không có chuyện như vậy xảy ra nữa. Nếu khách hàng cũng có điểm sai, em sẽ tận tình chỉ dẫn cho họ các thông tin của quy trình để họ có thể hiểu hơn”.

Bạn cần thể hiện cách ứng xử tinh tế của mình trong tình huống này
4.2 Câu 2: Vì cho rằng không nhận đủ tiền, khách hàng đòi bồi thường
Trong tình huống này, bạn phải làm vừa làm hài lòng khách hàng vừa giữ hình tượng công ty. Điều bạn cần làm lúc này là xin thông tin cá nhân, thời gian cũng như loại hình giao dịch để kiểm tra lại. Sau kiểm tra, nếu là lỗi từ ngân hàng thì xin lỗi họ và bồi thường tiền cũng như có ưu đãi lớn dành riêng cho lần giao dịch sau. Nếu lỗi là ở khách hàng thì giải thích tận tình để họ có thể hiểu.

Bạn phải vừa làm hài lòng khách hàng vừa giữ được hình ảnh công ty
4.3 Câu 3: Cách xử lý việc bị từ chối dù đã thuyết phục khách hàng nhiều lần
Để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ ngân ngân hàng mình, bạn không chỉ nhanh nhạy mà còn phải khéo léo khi nói chuyện. Bạn có thể trả lời như sau nếu gặp câu hỏi này: “Trước tiên, em sẽ ngầm chấp nhận ý kiến của khách hàng và không phản bác gì thêm. Sau đó, em sẽ tìm hiểu các thông tin liên quan để trò chuyện với khách nhiều hơn và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ bên mình.”

Câu hỏi này nhằm kiểm tra sự khéo léo trong cách ăn nói của bạn với khách hàng
4.4 Câu 4: Cách để “giữ chân” khách VIP khi muốn chuyển sang ngân hàng khác lãi suất cao hơn?
Khách VIP chính là một nhân tố vô cùng quan trọng của mỗi ngân hàng. Với câu hỏi này, bạn hãy lựa chọn trả lời như sau: “Em sẽ phổ biến cho khách những rủi ro gặp phải khi rút một số tiền quá lớn và chuyển sang ngân hàng khác. Ngoài ra , em sẽ nêu ra những chương trình ưu đãi đặc biệt chỉ khách VIP nhận được. Điều này cần phải hấp dẫn hơn ngân hàng đối thủ để khách lựa chọn mình.”

Bạn có thể nêu ra những bất lợi gặp phải khi khách hàng làm như vậy
5. Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí giao dịch viên ngân hàng “bao đậu”
Phần trên là bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng dành cho bạn. Tiếp theo, chúng tôi xin đề cập đến thần thái khi đi phỏng vấn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây.
5.1 Trang phục lịch sự, trang nhã
Bạn cần ăn mặc lịch sự và phù hợp với thời tiết. Một số gợi ý về trang phục tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng như sau:
- Nữ: Bạn có thể mặc quần âu hoặc chân váy tối màu, phối cùng áo sơ mi màu sắc nhã nhặn. Bạn cùng có thể đeo trang sức kiểu dáng nhẹ nhàng, thanh lịch
- Nam: Đối với nam thì có thể mặc quần âu phối với áo sơ mi màu sắc trung tính. Ứng cử viên có thể đi kèm giày da và tóc thì nên tạo kiểu gọn gàng.

Khi đi phỏng vấn cần ăn mặc lịch sự, nhã nhặn
5.2 Tác phong chỉn chu, sạch sẽ
Bạn hãy nhớ một vài điều tạo nên tác phong của mình khi đi phỏng vấn:
- Bạn nên đến sớm 5-10 phút: Đếm sớm sẽ giảm thiểu những sự cố trên đường hay sự cố trang phục. Những nhà tuyển dụng khó tính cũng sẽ đánh giá cao ứng cử viên khi họ đến sớm hơn giờ phỏng vấn một chút.
- Túi cầm trên tay: Bạn nên tránh đeo balo hay túi trên vai khi đi phòng phỏng vấn. Thay vào đó, bạn hãy cầm trên tay một chiếc túi và đặt nhẹ nhàng vào ghế rồi ngồi. Điều này sẽ ghi được điểm thanh lịch dành cho bạn đấy
- Nụ cười thân thiện: Một nụ cười thân thiện sẽ tạo bầu không khí thoải mái và giảm bớt căng thẳng khi phỏng vấn. Điều này sẽ rất có lợi cho bạn đấy

Bạn nên đến sớm 5-10 phút trước khi phỏng vấn
>>>> XEM CHI TIẾT: Câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ & cách trả lời thông minh nhất
5.3 Giao tiếp lưu loát, rõ ràng
Vị trí nhân viên giao dịch ngân hàng yêu cầu rất cao về kỹ năng giao tiếp. Bởi vì đây là những bộ phận tiếp xúc với rất nhiều khách hàng. Nếu bạn không đủ tự tin và thành thạo thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt công việc này.

Công việc này cần giao tiếp nhiều nên bạn hãy trả lời phỏng vấn thật khéo léo nhé
5.4 Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Vị trí của giao dịch viên ngân hàng rất căng thẳng và sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề bất ngờ trong quá trình làm việc. Vì vậy, bạn cần phải tôi luyện kỹ năng giải quyết vấn thật thành thọ đề để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Bạn cần đình hình và xử lý vấn đề nhanh chóng để ghi điểm với nhà tuyển dụng
6. Một số lưu ý đặc biệt trong ngày phỏng vấn
Để buổi phỏng vấn đạt kết quả tốt nhất, bạn nên nhớ các lưu ý cần thiết dưới đây nhé! Những hành động dù nhỏ nhưng tác động tới sự đánh giá của doanh nghiệp đối với bạn.
6.1 Trước buổi phỏng vấn
Những nguyên tắc trước buổi phỏng vấn bạn cần nhớ:
- Bạn luôn đi sớm trước 5-10 phút nhằm tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
- Bạn hãy mặc trang phục công sở khi đi phỏng vấn
- Người ứng tuyển không nên mang nhiều trang sức quá (đặc biệt là vòng cổ cỡ lớn)
- Nữ thì nên trang điểm nhẹ và nam thì nên cắt tóc gọn gàng.

Bạn nên mặc trang phục công sở khi đi phỏng vấn
6.2 Vào ngày phỏng vấn
Đầu tiên khi đến ngân hàng, các bạn sẽ ngồi đợi đến lượt phỏng vấn của mình. Vì vậy, bạn hãy tranh thủ làm quen và xin số điện thoại của những bạn cùng phỏng vấn nhé. Bạn có thể gọi hỏi những người phỏng vấn trước để hỏi thăm tình hình nhé.

Hãy tạo mối quan hệ tốt với những ứng viên khác nhé
6.3 Vào vòng phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn bạn nên chú ý những điều sau:
- Bạn luôn luôn trao đổi ánh mắt với người phỏng vấn và gật đầu khi họ nói.
- Bạn phải luôn mở đầu câu trả lời theo cách sau. “Dạ, theo em được biết thì’ hoặc là “Theo ý kiến của em thì” và nhớ là phải cảm ơn sau mỗi lần góp ý của người phỏng vấn.
- Bạn phải luôn “gọi dạ bảo vâng”

Bạn nên kết hợp những ngôn ngữ không lời trong lúc phỏng vấn nhé
Trên đây là những thông tin hữu ích về phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua đây bạn đã có thể tích lũy những kiến thức cần biết để buổi phỏng vấn thuận lợi hơn. Chúng tôi sẽ trở lại với những chủ đề hấp dẫn hơn trong các bài viết lần sau, bạn đọc cùng chờ đón nhé!
>>>> KHÁM PHÁ NGAY:
- Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp & cách trả lời từ a đến z
- Phỏng vấn online, trực tuyến cần chuẩn bị gì? 8 tips vàng