Phỏng vấn online là một cụm từ đã không còn quá xa lạ hiện nay. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ phát triển, mọi người muốn tối ưu thời gian cho công việc thì điều này trở vô cùng phổ biến. Vậy trong quá trình phỏng vấn online thì nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ cần chuẩn bị những gì? Để giải đáp câu hỏi này, bạn hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Kinh nghiệm phỏng vấn online cho ứng viên
Đối với mỗi ứng viên, để có thể phỏng vấn thành công nhất thì bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Cụ thể như các thông tin dưới đây.
1.1 Trước khi phỏng vấn online
Bước đầu tiên trong quá trình phỏng vấn là sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn. Vậy trước khi phỏng vấn online cần chuẩn bị những gì?
1.1.1 Kiểm tra các vấn đề kỹ thuật
Để có một buổi phỏng vấn thành công và không bị gián đoạn, bạn cần phải chuẩn bị thật chu đáo các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
- Kiểm tra các thiết bị kỹ thuật, công cụ kết nối như laptop, điện thoại, máy tính, camera, …
- Kiểm tra về chất lượng đường truyền internet để đảm bảo rằng không gặp trục trặc trong khi phỏng vấn.
- Kiểm tra những phần mềm được sử dụng trong phỏng vấn. Chẳng hạn như đăng ký tài khoản, chỉnh lại hình ảnh đại diện, chỉnh lại tên người dùng phù hợp.

Để thành công trong phỏng vấn online, bạn cần chuẩn bị thật tốt
1.1.2 Sắp xếp và ghi nhớ lịch phỏng vấn
Trong thời gian tìm việc làm, các bạn sẽ nhận khá nhiều lịch phỏng vấn. Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp các lịch phỏng vấn sao cho phù hợp nhất. Để không bỏ lỡ bất cứ một buổi phỏng vấn có tiềm năng nào. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng ghi chú hoặc các tính năng nhắc nhở trên điện thoại để không quên lịch phỏng vấn.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Phỏng vấn qua điện thoại là gì? 10 kỹ năng trả lời “thần thánh”
1.1.3 Chuẩn bị trang phục lịch sự
Một kinh nghiệm phỏng vấn online nữa mà bạn cần biết chính là trang phục. Mặc dù là phỏng vấn tại nhà nhưng bạn cũng cần phải lựa chọn trang phục phù hợp và lịch sự. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng dù là không gặp mặt trực tiếp.

Cần ăn mặc thật lịch sự như khi phỏng vấn trực tiếp
1.1.4 Lựa chọn không gian yên tĩnh
Bạn nên lựa chọn những không gian yên tĩnh, gọn gàng và thông thoáng. Tuyệt đối không nên ngồi phỏng vấn ở những quán café. Hoặc những không gian đông người, ồn ào, bừa bộn. Bởi vì, nhà tuyển dụng có thể thông qua những yếu tố này để đánh giá về tính cách hay thái độ của ứng viên khi tham gia phỏng vấn.
1.1.5 Luyện tập trước cho buổi phỏng vấn
Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, bạn nên luyện tập trước những câu phỏng vấn thông dụng. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị kỹ về kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chuẩn bị thêm các câu hỏi để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng khi cần thiết.

Luyện tập nhiều lần cũng là một tips phỏng vấn online
1.2 Trong quá trình phỏng vấn
Bên cạnh những yếu tố kể trên thì khi phỏng vấn online, bạn cần phải lưu lại các mẹo như dưới đây. Đây là những lưu ý quan trọng để có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
1.2.1 Nhìn thẳng vào camera để trao đổi
Hãy nhìn thẳng vào camera trong quá trình phỏng vấn. Đồng thời bạn không nên tập trung quá vào màn hình. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng và thoải mái trao đổi với nhà tuyển dụng hơn. Bên cạnh đó, việc không tập trung vào màn hình sẽ tạo cảm giác là bạn đang nhìn sang hướng khác và không tập trung vào buổi phỏng vấn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tắt các thiết bị điện thoại hoặc để chế độ im lặng. Đây là kỹ năng phỏng vấn thông thường nhưng sẽ được các nhà tuyển dụng để ý. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét xem bạn có đang tập trung vào buổi phỏng vấn hay không.

Bạn cần tập trung nhìn vào webcam trong phỏng vấn online
1.2.2 Tập trung vào nhà tuyển dụng
Để tránh việc bị lỡ thông tin thì bạn nên tập trung vào nhà tuyển dụng để lắng nghe xem nhà tuyển dụng hỏi những gì. Đồng thời bạn nên có sự trao đổi qua lại với các nhà tuyển dụng. Điều này cũng sẽ giúp tạo thiện cảm hơn trong quá trình tham gia phỏng vấn.
>>>> BẤM XEM THÊM: Phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng: kinh nghiệm & bộ câu hỏi
1.2.3 Thể hiện phong thái chuyên nghiệp
Một điều mà bạn luôn phải ghi nhớ trong quá trình phỏng vấn cả online lẫn offline chính là luôn thể hiện sự tự tin. Ngoài ra là một phong thái chuyên nghiệp. Điều này sẽ góp phần tạo nên buổi phỏng vấn thành công hơn. Bên cạnh đó cũng giúp người phỏng vấn cảm thấy được tôn trọng.

Phong thái chuyên nghiệp cũng là một điểm cộng rất lớn
1.2.4 Thái độ nói chuyện tích cực
Một số bạn thường hay thể hiện tâm trạng lo lắng khi phỏng vấn. Các bạn sẽ có sự thiếu hụt cảm xúc khi tương tác trong những buổi phỏng vấn cả online lẫn offline. Điều này sẽ càng khiến bạn bị mất điểm hơn với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy thể hiện một thái độ tích cực, nhiệt tình. Đồng thời trả lời các câu hỏi ngắn gọn cũng là một trong những kỹ năng mà bạn cần phải có.
1.3 Sau phỏng vấn online nên làm gì?
Một số bạn chỉ quan tâm đến quá trình trước và trong khi phỏng vấn. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn online cần chuẩn bị gì cũng là điều mà bạn đáng lưu tâm. Vì đây có thể là một điểm cộng rất lớn với bạn.
Một số lưu ý mà bạn cần quan tâm sau khi phỏng vấn kết thúc chính là:
- Gửi lời chào ngay khi buổi phỏng vấn kết thúc.
- Gửi Email cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để tổ chức và tham gia vào buổi phỏng vấn của bạn.
- Nếu sau một thời gian khá lâu bạn chưa nhận được kết quả, hãy gọi điện liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng.

Sau khi phỏng vấn bạn cũng cần phải lưu ý một số điều kể trên
2. Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những gì cho phỏng vấn online?
Đối với nhà tuyển dụng, tổ chức để thực hiện một cuộc phỏng vấn online cần có sự chuẩn bị chỉn chu nhất có thể. Lưu ý hàng đầu bạn phải hiểu rằng, giao tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên rất quan trọng. Nếu bạn càng cởi mở thì kết quả sẽ càng khả quan hơn.
2.1 Xác định rõ các tiêu chí
Nhà tuyển dụng có kỳ vọng gì ở ứng viên. Bạn cần ở họ những kinh nghiệm, kỹ năng hay yếu tố nào? Bạn cần phải vạch rõ mục tiêu để quá trình phỏng vấn dễ dàng hơn.

Nhà tuyển dụng cần xác định rõ các tiêu chí trước khi tuyển dụng
2.2 Liên hệ và hướng dẫn ứng viên
Với vai trò là một nhà tuyển dụng, bạn nên gọi điện thoại mời phỏng vấn cho ứng viên. Sau đó hãy gửi email đầy đủ và chi tiết hơn. Để đầy đủ nhất thì email phải bao gồm tất cả các thông tin hướng dẫn, ngày giờ. Ngoài ra cả cách truy cập link và chuẩn bị thiết bị… Để giúp ứng viên có thể dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn.
2.3 Sắp xếp người phỏng vấn
Phỏng vấn online vẫn có thể tiến hành theo nhóm với sự tham gia của từ 2 – 5 thành viên hội đồng phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ cần liên hệ và có sự sắp xếp với ứng viên tham gia phỏng vấn. Bao gồm trưởng bộ phận hoặc thậm chí là cả phó giám đốc hay giám đốc công ty, để có thể đảm bảo họ có thể tham gia đúng giờ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời giúp “ghi điểm” tuyệt đối
2.4 Kiểm tra thiết bị và không gian
Yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố khi tiến hành phỏng vấn online là có không gian với ánh sáng tốt, dễ chịu, yên tĩnh. Bên cạnh đó, thiết bị để tiến hành phỏng vấn như camera, laptop,… phải hoạt động ổn định và có tốc độ đường truyền internet đảm bảo.

Người phỏng vấn cần chuẩn bị không gian thật tốt khi phỏng vấn
2.5 Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
Để tránh tình trạng mất thời gian của cả nhà tuyển dụng và ứng viên hoặc thậm chí tệ hơn là chính nhà tuyển dụng lại rơi vào tình trạng hoang mang thì những câu hỏi phỏng vấn phải được chuẩn bị kĩ càng. Các nhà tuyển dụng nên chuẩn bị một danh sách các câu hỏi cho từng vị trí tuyển dụng. Điều đó sẽ giúp quá trình phỏng vấn được suôn sẻ hơn.
2.6 Ghi chú đầy đủ thông tin ứng viên và đánh giá
Việc đánh giá các ứng viên nên được thực hiện một cách công bằng và càng chi tiết sẽ càng tốt. Tốt hơn hết là công ty nên có một bảng chi tiết các tiêu chí của một ứng viên tiềm năng. Tất cả nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó để cho điểm cũng như ghi lại những đặc điểm, điểm mạnh cũng như điểm yếu của ứng viên.

Nhà tuyển dụng cần ghi chú lại các thông tin của ứng viên
2.7 Lưu ý thời gian phỏng vấn
Dù là phỏng vấn trực tiếp hay trực tuyến thì cũng chỉ nên tiến hành trong khoảng từ 15 – 30 phút, không nên quá dài. Hãy đặt các câu hỏi để hiểu rõ hơn về ứng viên. Đồng thời bạn cũng có thể đánh giá năng lực, triển vọng cũng như mức độ phù hợp với văn hóa công ty. Hoặc những định hướng, mục tiêu… thay vì lan man và dài dòng. Những thông tin mà bạn giới thiệu thêm về công ty, vị trí việc làm cũng nên ngắn gọn, dễ hiểu.
2.8 Đảm bảo ứng viên thoải mái
Hầu hết các ứng viên trong mỗi buổi phỏng vấn đều có chút lo lắng. Vậy nên hãy chú ý đến thái độ và giọng nói của ứng viên. Bạn nên chào hỏi thân thiện với ứng viên. Đồng thời hãy giúp họ bình tĩnh thể hiện mình thay vì tạo áp lực ngay từ khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp ứng viên thoải mái hơn và bộc lộ rõ được năng lực của họ hơn.

Hãy tạo cho ứng viên cảm giác thoải mái nhất khi phỏng vấn
2.9 Bí quyết phỏng vấn online giúp ghi điểm cho ứng viên
Dưới đây là những kinh nghiệm phỏng vấn online mà bạn có thể lưu lại trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn của mình.
- Kiểm tra thiết bị
Trước mỗi cuộc phỏng vấn, bạn có thể lên lịch một cuộc gọi kiểm tra với bạn bè. Để đảm bảo rằng mic và loa của bạn đang hoạt động và kết nối internet ổn định.
- Thực hành càng nhiều
Sau khi đã kiểm tra thiết bị và đường truyền mạng, bạn nên thực hành trả lời càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, hãy nhờ người khác nhận xét để cải thiện giọng, tốc độ nói,…
- Chọn không gian phù hợp
Bạn nên trả lời phỏng vấn trong một căn phòng yên tĩnh, sáng sủa.
- Chuẩn bị tài liệu
Bạn nên có CV bên cạnh để tham khảo trong trường hợp nhà tuyển dụng hỏi thông tin cơ bản và có thêm một quyển sổ nhỏ để ghi chú thông tin.
- Trang phục lịch sự
Mặc dù bạn không đến gặp trực tiếp với nhà tuyển dụng nhưng bạn vẫn phải ăn mặc thật chuyên nghiệp tương tự như khi bạn phỏng vấn tại văn phòng.

Ứng viên nên lưu lại những tips phỏng vấn online trên để có buổi phỏng vấn tốt nhất
- Giao tiếp bằng mắt
Bạn cần tập trung ánh nhìn trực tiếp vào webcam. Duy trì giao tiếp bằng mắt và gật đầu để đối phương cảm thấy bạn vẫn đang tập trung.
- Có kế hoạch dự phòng
Phỏng vấn online rất dễ gặp trục trặc về đường truyền. Do đó, trước khi phỏng vấn, bạn có thể liên hệ với người phỏng vấn để thống nhất một kế hoạch dự phòng trong trường hợp trục trặc.
- Theo dõi kết quả, gửi lời cảm ơn sau phỏng vấn online
Sau cuộc phỏng vấn, bạn nên gửi thư cảm ơn đến người phỏng vấn. Nếu chưa nhận được kết quả thì bạn có thể liên hệ lại với người phỏng vấn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phỏng vấn online. Qua bài viết trên, hy vọng đã cung cấp cho nhà tuyển dụng và ứng viên bài viết bổ ích. Việc phỏng vấn không khó, nếu bạn có sự chuẩn bị tốt. Chúc bạn sẽ có những buổi phỏng vấn thật thành công và sẽ tìm được vị trí phù hợp. Nếu bạn quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo nhé!
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- 20 câu hỏi phỏng vấn marketing & cách trả lời ấn tượng nhất
- 30 câu hỏi phỏng vấn tester có đáp án chi tiết, ghi dấu ấn tượng